Hiện nay, trong giới nghệ nhân chơi hoa kiểng tại Việt Nam. Cây lộc vừng được nhiều người chọn để tạo thành các tác phẩm Bonsai đẹp mắt. Bài viết hôm nay , WIKICAYCANH.COM giới thiệu đến mọi người. Cách trồng và chắm sóc cây lộc vừng Bonsai tại nhà. Cũng như tìm hiểu xem trong phong thuỷ, cây lộc vừng sẽ phù hợp với người có tuổi gì ? Mệnh gì ? Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé !
Thông tin về cây lộc vừng
1. Đặc điểm sinh học
Tên tiếng Anh | Barringtonia acutangula |
Tên tiếng Việt | Lộc vừng, Lộc mưng |
Nguồn gốc | Là loài cây bản địa của các nước khu vực Nam Á. Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo. |
Đặc điểm nhận dạng | Lộc vừng là loại cây thân gỗ sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao từ 15 đến 20 mét. Đường kính thân có thể đến 40-50cm. Thân cây lúc còn bé màu xanh lá nhạt, về già thân có vỏ màu nâu, sần xùi có thể bị nức vỏ. Lá cây lộc vừng là dạng lá mọc đơn, có hình bầu dục. Lúc lá còn non có màu xanh mướt, về già lá sẽ chuyển sang màu xanh bóng. Hoa cây lộc vừng mọc thành từng chùm, trung bình có chiều dài từ 6 – 10 cm. Hoa chỉ nở vào buổi tối , có nhiều màu sắc đỏ, hồng, trắng, vàng .. Và có hương thơm nhẹ đặc trưng. |
2. Có bao nhiêu loại lộc vừng tại Việt Nam ?
Hiện tại ở Việt Nam bạn có thể tìm thấy được 2 loại lộc vừng phổ biến gồm: Cây lộc vừng hoa trắng và Cây lộc vừng hoa đỏ.
3. Tác dụng khi trồng cây lộc vừng trong nhà
Lộc vừng là loài cây cảnh sóng lâu năm, tuổi thọ nó có thể đạt đến 30 -40 năm nếu được chăm sóc tốt. Chính vì đều này, nó được chọn làm cây cảnh ngoại thất đẹp mắt. Đặc biệt vào mùa hoa nở, cây lộc vừng sẽ rất đẹp.
Tuy nhiên, lộc vừng là dòng cây khoẻ và thích nghi tốt với nhiều điều kiện sống khác nhau. Nhiều người còn trồng lộc vừng vào các chậu Bonsai nhỏ để trưng trong nhà. Giúp trang trí nhà cửa, cải thiện môi trường không khí trong nhà
Một số tỉnh thành của Việt Nam còn sử dụng lộc vừng làm cây cảnh đô thị. Chúng được trồng nhiều tại các công viên, tuyến đường đô thị hiện đại.
Trong y học, Quả cây lộc vừng được để hỗ trợ điều trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng. Rễ cây lộc vừng có thể hỗ trợ chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt.
4. Ý nghĩa phong thuỷ khi trồng lộc vừng trong nhà
Theo các chuyên gia về phong tuỷ, Cây Lộc Vừng mang ý nghĩa phong thủy may mắn, tài lộc, tốt lành cho gia chủ.
Đặc biệt khi cây lộc vừng trổ hoa, những bông hoa lộc vừng đỏ. Nó tượng trưng cho hỷ sự và gắn liền ngụ ý phát lộc phát tài. Chính vì vậy mà lộc vừng còn được xếp vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.
Là loại cây có tuổi thọ rất cao, nên nó cũng mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong gia đình.
Trồng cây lộc vừng bonsai trong nhà sẽ giúp gia chủ có được cảm giác bình yên, an toàn. Cây giúp xui đuổi những điều không may mắn cho cả nhà.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng tại nhà
1. Trồng cây lộc vừng Bonsai
Cây lộc vừng có thể được trồng bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành hoặc giâm cành. Trước khi tiến hành trồng cây lộc vừng tại nhà, bạn cần lưu ý các điều kiện sau đây:
+ Đất trồng cây lộc vừng
Đất sử dụng để trồng lộc vừng thì nên chọn những loại đất có nhiều dinh dưỡng và người trồng kết hợp với các loại xơ dừa, phân chuồng hoại mục (hoặc đã qua ủ) để cây có thể phát triển tốt nhất.
+ Chọn chậu trồng cây
Vì đây là loại cây sống lâu năm, nên chọn chậu trồng cây có kích thước tương đối lớn. Và cần tạo các lỗ thoát nước ở đáy chậu để trách làm ún rể cây sau này.
+ Trồng cây lộc vừng Bonsai tại nhà
Cây lộc vừng sau khi trồng sẽ phát triển rể sau: 7 ngày
Để trồng được một chậu lộc vừng bonsai đẹp trưng trong nhà. Bạn có thể làm theo 3 bước đơn giản sau đây:
- Bước chuẩn bị
Tiến hành chuẩn bị đất trồng, chậu cây, và chọn mua cây giống hoặc hạt để trồng.
- Trồng cây vào chậu
Bạn sử dụng một mảnh lưới để che thoát nước đưới đáy chậu. Cho 2/4 lượng đất trồng đã chuẩn bị vào chậu. Đặt cây lộc vừng vào giữa chậu, tiếp tục cho thêm đất vào 3/4 chậu là được. Dùng tay ém chặt đất xung quanh gốc cây. Tưới nước thật đẫm và đưa chậu lộc vừng vào trong bóng râm mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Chăm sóc
Sau khoản 7 – 10 ngày, cây bắt đầu lấy lại sức thì bạn có thể mang cây ra ngoài ánh nắng trực tiếp. Sử dụng 1 lượng nhỏ phân NPK pha thật loãng để bón quanh gốc để cây có đủ dinh dưỡng phát triển.
2. Chăm sóc chậu lộc vừng Bonsai
Sau khi cây đã phát triển chồi non tức là rể đã khoẻ, việc chăm sóc cây cũng trở nên đơn giản hơn. Bạn chỉ cần lưu ý những điểm sau đây là được.
+ Tưới nước đúng cách cho cây lộc vừng
Lộc vừng là loại cây ưa nước, vì vậy khi trồng lộc vừng cần cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ cho cây, ngày nắng thì tưới nhiều hơn các ngày bình thương. Duy trì độ ẩm cho đất trong chậu lộc vừng, bạn không cần tưới nhiều nước. Trung bình khoản 2 lần/ngày để cây phát triển, sinh trưởng là được.
Lưu ý: khi quan sát thấy đất có dấu hiệu trắng, đất có nứt tức là đất đang thiếu nước, cần thêm nước cho cây ngay.
+ Vị trí đặt chậu lộc vừng Bonsai ?
Cây lộc vừng là loài cây ưa sáng chính vì vậy bạn cần trồng cây ngoài trời với ánh sáng tự nhiên. Thì cây lộc vừng có thể ra hoa tự nhiên sai hoa, hoa ra nhiều.
Mẹo để lộc vừng nở hoa đúng Tết ? Bạn cần tiến hành phu thuốc kích thích ra hoa cho cây cách thời điểm Tết 3 tháng nhé.
+ Chế độ phân bón khi trồng lộc vừng Bonsai ?
Ngoài các yếu tố về độ ẩm, nước tưới, ánh sáng…. Để cây lộc vừng phát triển tốt trong chậu, có hoa nhiều và lâu tàn. Bạn cần bổ sung phân bón định kì cho cây mỗi tháng 1 lần.
Phân bón cho cây lộc vừng có thể là các loại phân chuồn oai mục. Phân hữu cơ như: phân gà, trùn chỉ,… Hoặc sử dụng phân bón NPK pha loãng để tưới cũng được nhé
Những câu hỏi thường gặp khi trồng cây lộc vừng bonsai tại nhà
Hiện nay, lộc vừng được nhiều nhà vườn nhân giống số lượng lớn. Bạn có thể tìm mua cây lộc vừng ở các vườn ươm, cây giống hoặc lên các trang thương mại điện tử như Tiki hay Lazada để tìm mua cây con về trồng với giá chừng 40.000 đồng – 250.000 đồng. Tuỳ theo từng giống và kích thước của cây nhé.
Lộc vừng thường trổ hoa lác đát quanh năm và rộ nhất là vào tháng 3 âm lịch. Nhưng để có thể giúp cây ra hoa vào ngày Tết. Hãy chắm sóc cây thật tốt và sung mãng. Tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa cho cây cách ngày Tết tầm 3 tháng là được !
Thông thường với mô tả như trên có thể cây bị úng nước rồi. Bạn cần tiến hành loại bỏ tất cả các lá bị héo úa, tiến hành tạo các lỗ thông khí xung quanh gốc cây. Trường hợp bị nặng, bạn cần thay chậu cho cây ngay lập tức, loại bỏ hết phần rể hư thối. Sau đó trồng cây vào chậu + đất trồng mới nhé.
Trên đay là cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng Bonsai tại nhà. Cũng như ý nghĩa phong thuỷ khi trồng cây lộc vừng. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được cho mình một chậu lộc vừng Bonsai đẹp để trưng tại nhà nhé.