Bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ với bạn cách trồng và chăm sóc cây thu hải đường tại nhà. Cũng như tìm hiểu thêm về công dụng của nó trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
1. Thông tin về cây thu hải đường
1.1 Đặc điểm sinh học
Tên tiếng Anh | Begonia |
Tên tiếng Việt | Thu hải đường |
Đặc điểm nhận dạng | Đây là một loại cây thân thảo nhỏ, với kích thước cây trưởng thành từ 20 – 50cm. Thu hải đường thường mọc thành bụi với nhiều cành. Lá cây thu hải đường có màu xanh đậm với các đốm. Viền lá có dạng răng cưa, với đầu lá nhọn. Hoa thủ hải đường có nhiều màu sắc như: đỏ, vàng, trắng, cam, hồng… Với nhiều kích thước khác nhau. Cánh hoa thường có 2 loại lá cánh đơn và cánh kép. Đây cũng là một loại hoa thường nở rộ vào dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. |
Môi trường sống | Đây là loại cây thích nghi tốt với môi trường ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thu hải đường là loại cây ưa ẩm, với nhiệt độ từ 25 độ C sẽ giúp cây phát triển tốt. |
Nguồn gốc | Đây là loại cây có nguồn gốc từ Châu Âu với hơn 1400 loài khác nhau. |
1.2 Phân loại thu hải đường
Với số lượng loài tương đối lớn, tuy nhiên khi về Việt Nam người ta thường chia thu hai đường thành 1 loại gồm: Thu hải đường hoa đơn và thu hải đường hoa kép.
Ngoài ra người ta còn phân loại hoa thu hải đường dựa trên màu sắc hoa và nguồn gốc của cây. Ví dụ: thu hải đường Trung Quốc, thu hải đường Thái Lan, thu hải đường Triều Tiên (hoa kim chính nhật)…
1.3 Nhân giống thu hải đường
Theo chia sẻ từng những nhà vườn trồng hoa kiểng, thu hải đường rất dễ nhân giống. Bạn có thể sử dụng các phương pháp như: giâm cành, giâm lá, gieo hạt… Để nhân giống hoa thu hải đường rất dễ dàng.
2. Công dụng của thu hải đường trong đời sống
+ Cây thu hải đường dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể sống tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Hoa nở đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ . Chính vì thế nó được sử dụng làm cây cảnh nội ngoại thất được nhiều người ưa chuộn.
+ Trong y học thu hải được được xem làm một loại cây dược liệu quý. Hỗ trợ điều trị một số bệnh như: đau họng, mụn nhọt, … Là một vị thuốc bổ gan, giải độc rất tốt.
+ Trong ẩm thực, thu hải đường được các đầu bếp sử dụng để chế biến các món ăn hấp dẫn như: canh hoa hoặc cá tuyết hấp hoa.
+ Trong phong thủy, thu hải đường được xem là một loại cây phong thủy tốt. Phú quý mãn đường nó tượng trưng cho tiền tài, phú quý cho gia chủ.
3. Cách trồng và chăm sóc chậu thu hải đường tại nhà
3.1 Kỹ thuật trồng
Như đã nói ở trên, cây thu hải đường rất dễ trồng. Bạn có thể trồng cây bằng cách giâm cành hoặc giâm lá đều được. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần chuẩn bị tốt các yêu cầu sau:
+ Đất trồng cây thu hải đường:
Bạn cần chuẩn bị loại đất mùn giàu dinh dưỡng, thoát nước và giữ ẩm tốt để trồng cây. Có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ như: phân trùn quế, phân gà, phân bò khô… Hoặc các loại phân chuồn oai mục để tăng dinh dưỡng cho đất trồng.
Bổ sung thêm mụn sơ dừa để giữ ẩm + tro trấu / xỉ than để giúp thoát nước tốt hơn. Khi trồng bạn chỉ nên cho lượng đất trồng vào 2/3 chậu thôi nhé.
+ Dụng cụ trồng hoa thu hải đường
Thu hải đường có thể được trồng trong chậu hoặc trực tiếp ngoài đất vườn. Tuy nhiên khi trồng nên lưu ý tạo mô cao nếu trồng ngoài vườn. Nó sẽ giúp cây thoát nước tốt hơn tránh đươc trình trạng thối gốc ra rể vào mùa mưa.
3.2 Chăm sóc chậu thu hải đường
Việc chăm sóc chậu thu hải đường tại nhà cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lưu ý đến một số đặc điểm sau đây. Là có thể chăm cây khỏe mạnh tươi tốt và hoa nhiều nhé.
+ Vị trí trồng cây
Thu hải đường là loại cây ưa bóng râm, ưa ẩm vì thế bạn nên trồng cây ở nơi có nhiệt độ từ 20 – 25 độ C. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Nó sẽ làm lá cây bị cháy héo, ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
Tốt nhất nên trồng cây dưới tán của những cây to khác trong vườn. Nếu trồng trong chậu, hãy đặt chậu cây ở hiên nhà hoặc bên cạnh cửa xổ nhé.
+ Tưới nước đúng cách
Cây thu hải đường cần rất nhiều nước trong quá trình phát triển, tuy nhiên cây không chịu được ngập úng. Vì thế khi tưới nước bạn cũng cần quan sát kỹ độ ẩm của chất trồng trong chậu.
Hãy bổ sung nước khi thật sự cần thiết nhé. Trung bình sẽ tưới cây 2 lần mỗi ngày vào mùa hè hoặc khi thời tiết nóng và khô.
Vào mùa mưa hoặc mùa đông, bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần 1 -2 lần là đủ. Và cũng nên di chuyển chậu thu hải đường vào nhà nếu mùa đông quá rét.
+ Bón phân gì cho cây thu hải đường?
Để chậu thu hải đường phát triển thật tốt và ra nhiều hoa sau này. Trong quá trình chăm sóc, ngoài việc tưới nước, cắt tỉa cành lá già. Bạn cũng nên bổ sung phân bón định kì cho cây mỗi tháng 1 lần nhé.
Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ để bón xung quanh gốc. Hoặc sử dụng các loại phân NPK chuyên cho cây có hoa. Pha loãng tưới cho cây mỗi tháng 1 lần nhé.
Nó sẽ giúp cây thu hải đường phát triển nhanh và ra hoa to đẹp hơn sau này đấy.
4. Một số lưu ý khi trồng cây thu hải đường tại nhà
Hiện nay, các nhà vườn trồng và bán thu hải đường với rất nhiều màu hoa khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng cây cảnh hoặc trên mạng Internet. Với giá bán của chậu thu hải đường chỉ từ 35.000đ – 150.000đ mỗi chậu (tùy theo từng giống và kích thước cây).
Vì cây thu hải dường có rất nhiều màu sắc hoa khác nhau. Nên có thể nói đây là loại cây phong thủy phù hợp với hầu hết các mệnh và tuổi của người trồng. Bạn chỉ cần lựa chọn chậu thu hải đường với màu hoa hợp theo mệnh và tuổi của bạn là được.
Ví dụ về màu sắc theo mệnh của người trồng như sau:
+ Mệnh Kim: chọn cây có hoa màu trắng.
+ Mệnh Mộc: chọn hoa màu đỏ hoặc xanh.
+ Mệnh Thủy: chọn hoa màu xanh.
+ Mệnh Hỏa: sẽ chọn chậu hoa màu đỏ hoặc hồng.
+ Mệnh Thổ : hoa màu vàng hoặc cam.
Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây thu hải đường tại nhà. Cũng như là giá trị của cây trong đời sống. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được một loại cây cảnh đẹp, dễ trồng và chăm sóc tại nhà nhé.