Bài viết hôm nay, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu về “Hoa cúc ngũ sắc”. Cũng như là cách trồng loại hoa cúc này tại nhà nhé. Mời mọi người cùng tham khảo !
Đặc điểm sinh học của hoa cúc ngũ sắc
Hoa cúc ngũ sắc hay còn được gọi là cúc lá nhám. Chúng có tên khoa học là Zinnia elegans và có nguồn gốc tại Mexico.
Tên khoa học | Zinnia elegans |
Tên tiếng Việt | Cúc ngũ sắc, duyên cúc, hoa cánh giấy, cúc zinnia, di nha, bạch nhật, cúc lá nhám |
Đặc điểm nhận dạng | Chiều cao cây trưởng thành có thể đến 1 mét. Lá không có cuốn và mọc đối nhau, có nhiều lông trên mặt lá, có hình xoăn bầu dục |
Đặc điểm hoa | Hoa cúc ngũ sắc có rất nhiều màu: đỏ, vàng , cam, tím, trắng, hồng …. Nhưng không có màu xanh dương. Có hình môi to và lâu tàn |
Sinh trưởng | Cây phá triển nhanh và chiệu được khô hạn |
Nhu cầu dinh dưỡng | Đây là loại thực vật ưa độ ẩm cao. Nhu cầu dinh dưỡng ở mức trung bình – cao. |
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cúc ngũ sắc
1/ Dụng cụ trồng
Bạn có thể trồng cúc ngũ sắc trong chậu hoặc trực tiếp dưới đất cũng được. Nếu trồng trong chậu bạn cần tạo các lỗ thoát nước tốt để cây không bị úng nhé.
Trường hợp trồng trực tiếp dưới đất, bạn nên tạo các mô cao để trồng cây. Nó sẽ giúp môi trường quanh gốc cây luôn trong trạng thái thoáng nhất.
2/ Chuẩn bị đất trồng
Đây là loại thực vật phát triển khá nhanh, và cần nhiều dinh dưỡng để tạo hoa. Và chúng đặt biệt ưa thích đất trồng có độ ẩm tốt và thông thoáng.
Bạn có thể chuẩn bị đất trồng hoa cúc ngũ sắc gồm: Đất mùn + Phân chuồn oai mục + Tro trấu + Mụn dừa và một ít cát xây dựng.
Phân chuồn oai mục ở đâu bạn có thể sử dụng là: phân bò, phân gà, phân trùn quế, hoặc các loại phân hữu cơ có bán trên thị trường cũng được.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng vôi để xử lí chất trồng hoa khoản 15 -20 ngày trước khi bắt đầu trồng nhé.
3/ Cách trồng hoa cúc ngũ sắc
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ các mục ở trên, bước tiếp theo là bạn phải tìm giống. Thường hoa cúc ngũ sắc được nhân giống bằng hạt. Và bạn cũng rât dễ tìm và mua chúng tại các cửa hàng cây cảnh hoặc trang thương mại điện tử.
Cây cúc ngũ sắc sẽ ra hoa sau: 60 days.
Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đất trồng và hạt giống. Bạn tiến hành trồng qua các bước sau đây:
- Bước 1: Xử lí hạt giống hoa cúc ngũ sắc
Bạn tiến hành ngâm hạt vào trong nước ấm với tỉ lệ 2/3 (nước số / nước lạnh). Và ngâm trong khoản 3 giờ.
Sau đó bạn vớt hạt ra ngoài và đặt vào giấy ăn / khăn giấy sạch. Để chúng vào nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời. Bạn liên tục tưới nước giữ ẩm sau 3 – 5 ngày sẽ nẩy mầm - Bước 2: Chuẩn bị chậu trồng hoa
Bạn cho đất trồng vào 30 – 50% chậu và tưới nước bằng vòi phung sương cho ẩm. Nếu chậu nhỏ thì chỉ trồng mỗi hạt 1 chậu. Trường hợp chậu to, hoặc bạn trồng trực tiếp vào đất thì cứ 5 -10cm là bạn trồng 1 cây nhé.
- Bước 3: Chăm sóc cây con
Sau khi bạn trồng hạt nảy mầm vào chậu hoặc túi ươm cây. Bạn cần chăn chắn bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Sau khi cây con đạt chiều cao từ 25cm đến 30 cm bạn có thể tách chúng ra để trồng trong chậu to (nếu bạn đùng bầu ươm cây). Khi trồng ra đất lưu ý khoản cách giữa các cây tầm 30cm – 35cm để chúng có không gian phát triển nhé
4/ Chăm sóc và bón phân cho cây
Sau khi bạn trồng cây trưởng thành ra chậu hoặc trực tiếp vào đất rồi. Thì giai đoạn này sẽ là lúc bạn chú ý đến vấn đề về nước tưới và phân bón cho cây.
Cúc ngũ sắc nó không quá cầu kì trong việc chăm sóc. Bạn chỉ cần lưu ý 2 việc đơn giản là:
+ Tưới đủ nước cho cây vào mùa hè
+ Thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa
Về chế độ phân bón cho cây hoa ngũ sắc thì cũng đơn giản như vậy
Trong quá trình sinh trưởng của cây, bạn có thể bổ sung thêm các loại phân NPK 15 – 20 ngày một lần là được. NGoài ra bạn có thể sử dụng các loại phân chuồn oai mục, phân hữu cơ tan chậm để bón xung quanh gốc cây là được.
Lưu ý: Tại thời điểm cây đang ra hoa, bạn tuyệt đối không được cắt tỉa cành lá quá mức. Đều có có thể làm cây không phục hồi kịp dẫn tới chết cây. Chú ý dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc cây để trách chúng cạnh tranh dinh dưỡng trong đất.
5/ Phòng trừ sâu bệnh trên cúc ngũ sắc
Cây cúc ngũa sắc tương đối khỏe mạnh có sắc kháng sâu bệnh rất tốt nếu được chăm sóc kỹ. Tuy nhiên cây vẫn mắc phải một số bệnh và sâu hại.
Bệnh thối rể | Do tưới quá nhiều nước hoặc môi trường có độ ẩm quá cao. Cần hạn chế tưới nước và làm thông thoáng đất trồng |
Sâu vẽ bùa trên lá | Nếu bị số lượng ít bạn có thể chủ động bắt bằng tay. Nếu nhiều quá bạn có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau đây: Altach 5EC, Cyper 25EC, Nouvo 3.6EC… Cần xem hướng dẫn trước khi sử dụng |
Bọ trĩ tấn công trên lá non | Sử dụng thuốc Dinotefuran (Oshin 100SL) để phòng trừ. Hoặc sử dụng bẫy dính màu vàng để tiêu diệt trưởng thành bọ trĩ |
Rệp sáp | Có thể sử dụng thuốc Comda 250EC để trừ |
Những câu hỏi thường gặp
Nếu chăm sóc tốt, sau 45-60 ngày hoa cúc ngũ sắc sẽ nở.
Hiện tại hạt cúc ngũ sắc được bán khá nhiều tại các cửa hàng cây cảnh hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Giá trung bình khoản 30.000đ / 100 hạt (tùy theo từng giống cúc bạn mua)
Được, tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn so với quá trình xử lí bằng nước ấp để hạt nẩy mầm rồi gieo.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách trồng và chăm sóc cây hoa cúc ngũ sắc (cúc lá nhám) tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm được loại hoa cúc phù hợp để trồng tại nhà.