Cây trà phúc kiến Bonsai: Cách trồng và chăm sóc

Đối với người đam mê cây cảnh Bonsai nghệ thật. Ngoài kim quýt, nguyệt quế... Trà phúc kiến cũng là loại cây cảnh được nhiều người chọn để tạo dáng Bonsai đẹp mắt.

cây trà phúc kiến

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM cùng bạn tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc chậu cây trà phúc kiến Bonsai. Cũng như là những công dụng và ý nghĩa của trà phúc kiến trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

1. Thông tin về cây trà phúc kiến

1.1 Đặc điểm sinh học

lá và trái cây trà phúc kiến
Tên tiếng AnhEhretia Microphylla
Tiếng Trung Quốc基及树
Tên tiếng ViệtTrà phúc kiến, cây mù u lá nhỏ, gỗ mãn phúc, cây bùm sụm. Cùm rụm lá nhỏcùm rụmcùm rụm răngruối huầy.
Đặc điểm nhận dạngTrà phúc kiến là loại cây thân gỗ nhỏ sống lâu năm, xanh tốt quanh năm. Thân cây xù xì, cành nhánh phát triển mạnh. Cây trưởng thành có thể đạt tới chiều cao 5 mét.
Lá cây có màu xanh thẩm mọc thành từng cụm. Mỗi cụm có từ 1 – 3 lá với hình bầu dục, viền có gai nhỏ.
Cây bùm sụm thường nở hoa vào mùa xuân hoặc hè. Hoa nhỏ có màu trắng mọc thành từng chùm.
Trà phúc kiến có quả hình tròn, lúc còn nhỏ có màu xanh. Khi chín chuyển sang màu cam hoặc cam đỏ. Bên trong chứa 1 hoặc 2 hạt cây.
Môi trường sốngCây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C và trên 5 độ C vào mùa đông.
Nhu cầu ánh sáng và dinh dưỡng ở mức trung bình.
Tài liệu tham khảo wikipedia.org

1.2 Công dụng của trà phúc kiến

+ Tác dụng đầu tiên có thể thấy ở trà phúc kiến là được trồng làm cây cảnh nội ngoài thất đẹp mắt. Với sự phát triển cành lá rậm rạp với màu xanh đậm. Có thể trồng cây trà phúc kiến làm rào hoặc tạo dáng Bonsai trong chậu rất đẹp.

+ Trong y học cổ truyền Bùm sụm được xem là một vị thuốc quý. Theo kinh nghiệm được chia sẻ trong dân gian, cây bùm sụm hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp. Giảm ho, tiêu đờm, có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng.

1.3 Ý nghĩa của trà phúc kiến

Trong phong thủy, đặt chậu trà phúc kiến Bonsai trong nhà sẽ mang đến mai mắn và an lành đến với cả nhà. Trong kinh doanh trồng cây trà phúc kiến tại cửa hàng, văn phòng sẽ giúp mua mai bán đắc, thuận buồm xuôi gió.

cây trà phúc kiến phong thủy

Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy, hãy đặt chậu trà phúc kiến trong nhà hoặc bàn làm việc theo hướng Đông / Đông Bắc. Sẽ giúp công việc làm ăn thành công, thi cử thì đỗ đạt công dành .

Đây cũng là loại cây cảnh được rất nhiều người chọn làm quà tặng cho người thân bạn bè. Vào dịp lễ tết, khánh thành, tân gia,… với ý nghĩa giúp gia chủ khai vận.

2. Cách trồng cây trà phúc kiến

2.1 Nhân giống trà phúc kiến

Cây trà phúc kiến có sức sống mãnh liệt, thích nghi rất tốt với các điều kiện sống khác nhau. Bạn có thể nhân giống cây dễ dàng theo các phương pháp: gieo hạt, giâm cành và chiết cành.

2.2 Đất trồng

Trà phúc kiến không quá kén đất trồng, có thể sử dụng các loại đất mùn tơi xốp giàu dinh dưỡng là được. Bổ sung thêm các loại phân chuồn oai mục để tăng dinh dưỡng cho đất.

Có thể sử dụng hỗn hợp đất trồng gồm: đất vườn/đất mùn + tro trấu + mụn sơ dừa + phân chuồn oai mục. Trộn tất cả hỗn hợp và xử lí với nấm đối kháng Trichoderma trước khi trồng . Để loại bỏ các loại nấm bệnh gây hại trong đất.

Mẹo: Cây trà phúc kiến bonsai là loại cây ưa đất có tính hơn chua.

2.3 Vị trí trồng cây

Cây bùm sụm là loại cây ưa sáng nhưng không chiệu được ánh nắng quá gắt. Có thể trồng cây trực tiếp dưới đất vườn thành hàng rào.

Hoặc trồng vào chậu tạo dáng thành những cây Bonsai đẹp mắt. Đặt cạnh cửa xổ, hiên nhà hoặc nơi có ánh sáng mặt trời tiếp xúc.

Lưu ý: Trà phúc kiến là loại cây ưa ẩm sợ lạnh, nếu trồng ở những khu vực có khí hậu lạnh. Hoặc vào mùa đông rét, bạn nên mang cây vào nhà, nơi có nhiệt độ trên 5 độ C nhé.

3. Chăm sóc chậu cây trà phúc kiến Bonsai đúng cách

Cây trà phúc kiến tương đối khỏe mạnh, chăm sóc cũng rất đơn giản chứ không quá phức tạp như bạn nghĩ đâu. Tuy nhiên, để cây luôn xanh tốt và ra được nhiều quả đẹp bạn cũng cần lưu ý những điểm sau đây:

nước tưới cho cây bùm sụm

3.1 Tưới nước

Trà phúc kiến là loại cây ưa ẩm, trong giai đoạn phát triển cây cần rất nhiều nước. Hãy bổ sung nước cho cây mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Những ngày mùa hè nóng có thể tưới cây 3 lần mỗi ngày, ngược lại mùa đông chỉ cần tưới cây mỗi tuần 1 – 2 lần là đủ.

Mẹo: tưới nước trực tiếp lên toàn bộ lá của cây để giúp loại bỏ bụi bẩn. Một số loại côn trùn đu bám hút nhựa cây.

3.2 Cắt tỉa và tạo dáng

Bùm sụm có tốt độ phát triển tương đối nhanh, bạn sẽ phải cắt tỉa cành lá cây mỗi tháng 1 lần. Nếu trồng làm bờ rào, có thể dùng kéo lớn để cắt tất cả cành vượt.

cắt tỉa tạo dáng cho cây trà phúc kiến bonsai

Đối với cây trà phúc kiến trong chậu Bonsai, có thể sử dụng dây nhôm/đồng để tạo dáng cho cây. Dùng kéo để loại bỏ các cành thừa. Tạo hình cây theo ý muôn của bạn nhé.

3.3 Bón phân gì cho trà phúc kiến?

Theo chia sẻ của nhưng nhà vườn Bonsai cây cảnh, khi trồng cây phúc kiến. Bạn nên bón phân cho cây mỗi năm 1 lần vào thời điểm của tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Nó sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển cành lá, nuôi nụ hoa chuẩn bị ra trái vào mùa xuân và hạ.

Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ, phân chuồn oai mục hoặc NPK pha loãng để tưới xung quanh gốc cây nhé.

4. FAQ – Câu hỏi thường gặp

Mua cây trà phúc kiến giống ở đâu? Giá bán như thế nào?

Hiện nay, bạn có thể tìm mua cây trà phúc kiến tại hầu hết các cửa hàng cây cảnh hoặc trên mạng Internet. Với giá bán tham khảo từ 100.000đ mỗi chậu.

Trồng cây trà phúc kiến hướng nào tốt cho phong thủy?

Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy. Cây trà phong thủy có thể mang lại bình an trừ tà, phú quý trừ tà, gia đình êm ấm, tình yêu hôn nhân, thi cử. Tuy nhiên bạn cần đặt chậu cây hoặc trồng ngoài vườn theo hướng Đông hoặc Đông Bắc.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây trà phúc kiến Bonsai tại nhà. Cũng như là công dụng và cách đặc chậu cây trong nhà hợp phong thủy. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này,bạn sẽ biết thêm được một loại cây cảnh phong thủy đẹp và dễ trồng.

5/5 - (2 bình chọn)