Hôm nay, WIKICAYCANH.COM chia sẻ thêm thông tin về cây tỏi rừng. Cũng như tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây làm cảnh tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.
1. Thông tin về cây tỏi rừng
Cây gang, (còn gọi là cây tỏi rừng), cây có tên tiếng anh là Aspidistra typica Baill. Đây là thực vật thân cỏ, thường xanh, sống lâu năm. Cây có tên như vậy bởi thân nó cứng như gang.
Thân cây khá to, có đốt. Lá đơn, dài khoảng 70 cm, rộng khoảng 10 cm, mọc thành khóm, cuống dài khoảng 20 ~ 30 cm, màu xanh, trơn bóng, cứng và thẳng.
Cây nở hoa vào mùa xuân. Hoa màu tím, cánh đơn, cuống ngắn.
2. Cách trồng cây tỏi rừng
2.1 Đặc điểm sinh học của cây
Tỏi rừng ưa sống trong môi trường ấm áp, tối và ẩm. Cây không chịu được lạnh, chịu được bóng râm, có thể sống trên đất cằn cỗi. Cây sinh trưởng tốt trong loại đất thịt tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt.
2.2 Nhu cầu ánh sáng
Nếu cây sống thời gian dài trong bóng tối, thì lá cây không còn trơn bóng, lá sẽ có màu vàng, hơn nữa lá mới khó mọc và khó sinh trưởng, đối với loại cây đốm lá thì màu sắc của lá sẽ phai nhạt. Vì thế, nếu đặt cây ở chỗ tối, thì tốt nhất nên định kỳ chuyển cây ra nơi có ánh sáng để chăm sóc một thời gian. Ngoài ra, khi cây mọc lá mới, cũng không nên đặt ở những nơi quá tối tăm.
2.3 Nhiệt độ trồng
Khi nhiệt độ môi trường khoảng dưới 0°C, thì lá cây tỏi rừng vẫn giữ được màu xanh ngọc. Chỉ cần chuyển cây vào trong nhà, là có thể giúp cho cây sống qua đông an toàn và giữ được giá trị thưởng thức.
Đối với loại cây tỏi đốm lá, vì khả năng chịu lạnh kém hơn, nên nhiệt độ môi trường tốt nhất duy trì trên 00C để cây sống qua đồng.
Tỏi rừng không chịu được nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ vượt quá 35°C, đầu lá có hiện tượng bị héo táp. Lúc đó, cần phải sử dụng một số biện pháp để hạ nhiệt độ như : Che bóng cho cây, phun xịt ra môi trường xung quanh cây và để cây ở nơi thoáng gió.
2.4 Chuẩn bị đất trồng
Tỏi rừng có yêu cầu không cao đối với đất trồng. Nhưng cây ưa sống trong loại đất tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt, kỵ đất sét.
Nếu đất có độ kết dính cao khiến cho đất ẩm ướt và úng nước, thì cây sinh sẽ trưởng kém, trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí còn làm cho cây bị chết.
Có thể sử dụng đất lá mục, đất vườn, than bùn, cát thô hoặc tro trấu phối trộn với nhau làm đất trồng.
3. Cách chăm sóc tỏi rừng tại nhà
3.1 Tưới nước đúng cách
Tỏi rừng ưa đất trồng ẩm ướt. Trong thời kỳ cây sinh trưởng, cần phải tưới đủ nước, để giữ cho đất ẩm. Nhưng cây không chịu được úng nước, vì thế mặc dù tưới nước là cần thiết nhưng không được tưới quá nhiều.
Việc tưới nước phải tuân thủ nguyên tắc: đất chưa khô thì chưa tưới, đã tưới thì phải tưới đẫm, không được để cho đất trồng quá khô hoặc quá ướt.
Đặc biệt vào giữa mùa hè nhiệt độ cao, không nên tưới nước quá nhiều, dễ khiến cây thối rễ mà chết.
3.2 Chế độ phân bón
Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, cứ cách nửa tháng lại bón thúc một lần. Sử dụng phân đạm là chủ yếu, có thể giúp cho lá cây xanh hơn, đồng thời kích thích gốc cây mọc mầm mới.
Đối với loại cây tỏi rừng lá đốm, nên chú ý bón thêm phân lân, phân kali, để lá có màu sắc sặc sỡ. Bón quá nhiều phân đạm, khiến cho những đốm trên lá trở nên tối màu. Vào mùa đông, nên ngừng bón phân.
3.3 Cắt tỉa
Khi cắt tỉa, thông thường chỉ cắt tỉa những lá vàng hoặc cắt bớt phần mép của những chiếc lá khô vàng.
3.4 Phòng sâu bệnh hại trên cây tỏi rừng
Tỏi rừng chủ yếu mắc sâu bệnh như rệp vảy, bệnh khô lá, bệnh thối gốc v.v. Trong đó rệp vảy gây hại là nghiêm trọng nhất.
Nếu cây đặt ở nơi không thoáng gió, thì rệp vảy sẽ bám kín mặt sau và cuống lá. Nó đồng thời tạo nên những chấm vàng trên mặt lá. Chúng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Giảm giá trị thưởng thức của cây. Chính vì thế, cần phải chú ý phòng trị.
4. Nhân giống cây tỏi rừng
Nhân giống cây tỏi rừng chủ yếu sử dụng phương pháp tách cây, thường được tiến hành kết hợp khi thay chậu cho cây vào mùa xuân.
- Trước tiên, lấy cây ra khỏi chậu, gỡ bỏ hết đất bám vào rễ đồng thời cắt rễ già và lá cây khô vàng.
- Sau đó, tách cây thành vài khóm, mỗi khóm có 5 6 lá, đem đi trồng.
Lưu ý: Không nên tách cây quá nhỏ, đồng thời tránh làm tổn thương rễ. Nếu không, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng sau này của cây. Cây con sẽ trưởng thành sau khoảng 2 ~ 3 năm.
5. Hỏi đáp về cây tỏi rừng
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tỏi rừng không chứa độc tố. Mà nó còn là một loại dược liệu quý hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Vì đây là loài cây có hoa màu tím, nên nó thích hợp cho gia chủ mệnh Hỏa trồng cây trong nhà. Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy, trong 12 con giáp thì gia chủ mang con giáp nào cũng có thể trồng cây tỏi rừng trong nhà nhé.
Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây tỏi rừng. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được một loại cây cảnh dược liệu có hoa đẹp để trồng tại nhà nhé.