Cây Nguyệt Quế Bonsai – Cách trồng và chăm sóc tại nhà

Nguyệt Quế Bonsai là dòng cây cảnh đẹp, có tuổi thọ cao. Hoa nở thường xuyên và có mùi hương dễ chiệu. Được rất nhiều người chơi cây kiểng yêu thích.

cây nguyệt quế bonsai

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM xin chia sẻ về cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế bonsai tại nhà. Cũng như tìm hiểu về công dụng của cây nguyệt quế trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

1. Thông tin chung về cây nguyệt quế

1.1 Đặc điểm sinh học và nguồn gốc

hoa và trái cây nguyệt quế
Tên tiếng AnhLaurus nobilis
Tên tiếng ViệtNguyệt quế, Nguyệt quế thực thụ, Nguyệt quế Hy Lạp
Đặc điểm nhận dạngĐây là loại cây thân gỗ sống lâu năm có màu vàng nhạt. Trong tự nhiện nguyệt quế có thể cao đến 18 mét.
Lá nguyệt quế có dạng hình bầu dục, mép lá có răng cưa, một sống loại lá xoắn. Có mùi hương đặc trưng với kích thước từ 6 – 12cm và đường kính từ 2 – 4cm.
Cây nguyệt quế có hoa màu trắng hoặc ngã vàng, mùi hương nhẹ nhàng. Những cây trưởng thành được chăm sóc tốt sẽ ra hoa thường xuyên.
Trái của cây nguyệt quế có dạng bầu dục, mỗi quả mang 1 hạt. Vỏ có nhiều mụn nhỏ, khi còn bé có màu xanh, chuyển cam hoặc đỏ khi chín.
Điều kiện sốngNguyệt quới có sức sống mảnh liệt, nó có thể tồn tại ở nhiều môi trường sống khác nhau. Với nhu cầu dinh dưỡng và ánh sáng ở mức trung bình.
+ Nhiệt độ từ 20 – 27 độ C
+ Độ pH đất từ 4.0 – 7.0
Nguồn gốcĐây là loại cây được tìm thấy nhiều tại khu vực ven Địa Trung Hải.
Tài liệu tham khảo wikipedia.org

1.2 Có bao nhiêu loại nguyệt quế ?

Dựa vào đặc điểm lá và thân cây, người ta chia nguyệt quế ra làm 3 loại phổ biến: lá lớn, lá nhỏ, lá nhỏ kèm thân xoắn.

Cách phân biệt cây nguyệt quế lá nhỏ và lá nhỏ + xoắn
Cách phân biệt cây nguyệt quế lá nhỏ và lá nhỏ + xoắn – Ảnh: Internet

Mẹo: Theo chia sẻ của nhà vườn chuyên trồng hoa kiểng. Thông thường những giống cây nguyệt quế lá lớn sẽ thua hoa, và hoa sẽ không thơm bằng những dòng nguyệt quế lá nhỏ.

cây nguyệt quế lá nhỏ bonsai
Cây nguyệt quế lá nhỏ được tạo dáng Bonsai – Ảnh: Internet
Cây nguyệt quế lá lớn
Cây nguyệt quế lá lớn – Ảnh: Internet

1.3 Công dụng của cây nguyệt quế trong đời sống

+ Công dụng đầu tiên có thể kể đến là được trồng làm cây cảnh nội ngoại thất rất đẹp.

+ Được các nghệ nhân sử dụng chế tác thành những tác phẩm Bonsai nguyệt quế đẹp mắt và độc đáo.

+ Trong y học cổ truyền, nguyệt quế hỗ trợ điều trị một số bệnh về đau nhức xương khớp. Tiêu viêm, gây tê đối với những vết thương do côn trùng cắn… Tinh dầu từ cây nguyệt quế có tác dụng giảm stress và thư thái đầu óc.

Lưu ý: Bạn không nên tùy tiện sử dụng cây nguyệt quế để điều trị bệnh. Cần liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để hướng dẫn cách dùng nhé !

+ Trong phong thủy, cây nguyệt quế là tượng trưng cho thành công trong học tập, sự nghiệp. Trồng cây nguyệt quế trong nhà sẽ giúp xua đi những đều xui xẻo, mang đến tiền tài và thành công cho gia chủ.

Cây nguyệt quế trong ngũ hành thuộc mệnh Mộc, chính vì thế nó sẽ phù hợp với những người có mệnh Hỏa, Mệnh Thủy, Mệnh Mộc.

2. Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế tại nhà

2.1 Đất trồng cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế rất khỏe mạnh, không kén đất trồng. Bạn có thể sử dụng các loại đất vườn hoặc đất mùn tơi xốp, giàu dinh dưỡng để trồng cây.

Có thể sử dụng thêm các loại phân chuồn oai mục để trộn vào đất, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Xử dụng thêm tro trấu, mụn sơ dừa hoặc xỉ than ở dưới sẽ giúp chậu cây thoát nước và giữ ẩm tốt hơn.

cây nguyệt quế cổ thụ đẹp

2.2 Vị trí đặt / trồng cây nguyệt quế Bonsai

Theo chia sẻ của những nhà vườn và nghệ nhân trồng bonsai nguyệt quế. Cây không ưa nắng trực tiếp, nếu đặt ngoài vườn nên sử dụng lưới cản quang hoặc đặt dưới bóng cây khác.

Tốt nhất là để cho nguyệt quế có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng trước 10h00 và buổi chiều sau 15h00 thì cây sẽ phát triển xanh tốt.

Trường hợp bạn đặt chậu cây trong nhà, tốt nhất nên mang cây ra ngoài mỗi ngày 1 lần để chúng quang hợp và phát triển tán lá.

2.3 Tưới nước đúng cách cho cây nguyệt quế

Nguyệt quế là loại cây ưa ẩm, chúng phát triển tốt ở môi trường nhiệt độ từ 20 – 27 độ C. Trung bình bạn sẽ phải cần tưới cây 2 lần mỗi ngày vào mua nắng (mùa hè) và chỉ mỗi tuần 1 đến 2 lần nếu là mùa mưa (mùa đông).

Lưu ý: Hãy dùng tay hoặc mắt để kiểm tra độ ẩm thật sự của đất trồng . Chỉ tưới nước khi thấy đất chuyển màu khô hoặc tay không cảm nhận được độ ẩm.

2.4 Nên bón phân gì để cây nguyệt quế nhanh lớn?

+ Nếu trồng cây trực tiếp ngoài sân vườn, có thể sử dụng các loại phân chuồn oai mục . Hoặc phân bón hữu cơ như: phân gà, trùn quế… Để bón định kì mỗi tháng 1 lần cho cây. Có thể bổ sung thêm Kali để trong giai đoạn phát triển cây cứng cáp hơn.

+ Trường hợp bạn trồng bonsai nguyệt quế trong chậu, hãy sử dụng NPK khoảng 5 – 10g và phân Dinamix khoảng 10 – 20g để bón định kì 30 ngày 1 lần. Sẽ giúp hạn chế được mùi khó chiệu từ phân bón.

3. Một số lưu ý khi trồng cây bonsai nguyệt quế

+ Để cây bonsai nguyệt quế ra hoa đều và nhiều, trong quá trình trồng và chăm sóc cây. Bạn nên cắt bỏ những mầm hoa thừa dưới tán lá. Để cây tập trung phát triển bộ lá và không bị cớm nắng. Cứ sau mỗi đợt hoa, bạn nên bấm đọt để cây ra mầm mới. Hãy chừa lại 1 vài chiếc lá để cây quang hợp kéo nhựa cành nhé.

+ Ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bón trong giai đoạn cây phát triển. Sẽ giúp giảm bớt được sâu bệnh tấn công và ra nhiều hoa.

+ Vào mùa khô, mùa nắng bạn có thể tiến hành cắt tỉa cành già cõi để cây phát triển chồi non. Giúp cây gọn gàng và có tán đẹp hơn sau này.

FAQ – Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc cây nguyệt quế Bonsai tại nhà

Nhân giống cây nguyệt quế bằng cách nào?

Để nhân giống cây nguyệt quế, bạn có thể làm theo 1 trong 4 phương pháp sau đây: gieo hạt, chiết cành, giâm cành và ghép cành.

Cây nguyệt quế hợp với người tuổi gì? Mệnh nào?

Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy. Cây nguyệt quế phù hợp với người có tuổi Thân và mệnh Mộc, mệnh Hỏa và mệnh Thủy.

Mua cây nguyệt quế ở đâu? Giá bán như thế nào?

Hiện tại các nhà vườn đã nhân giống và bán nguyệt quế rất phổ biến. Bạn có thể dể dàng tìm mua tại các cửa hàng cây kiểng. Hoặc tìm mua trên mạng Internet và website cũng có khá nhiều. Giá bán còn tùy theo là cây phôi hay là Bonsai nguyệt quế thành phẩm sẽ từ 50.000đ đến vài chục triệu đồng.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế Bonsai tại nhà. Nội dung được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biêt cách trồng và chăm sóc để cây nguyệt quế luôn xanh tươi và ra nhiều hoa nhé.

5/5 - (1 bình chọn)