Cây Dứa Nam Mỹ: Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc tại nhà

Dứa nam mỹ là loại cây cảnh ngoại thất đẹp được nhiều người yêu thích. Ngoài ra đây còn là một loại cây cảnh phong thủy mang ý nghĩa tốt lành.

cây dứa nam mỹ

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn cách trồng và chắm sóc cây dứa nam mỹ. Cũng như tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa phong thủy khi trồng loại cây cảnh này. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

1. Giới thiệu về cây dứa Nam Mỹ

1.1 Đặc điểm chung

hoa cây dứa nam mỹ
Tên tiếng AnhAgave americana
Tên tiếng Việtcây thùa, cây dứa Mỹ, dứa sợi Mỹ, cây dứa Nam Mỹ
Đặc điểm sinh họcCây dứa Mỹ là loại cây cảnh thường xanh, sống nhiều năm, thuộc họ cây thùa, chi cây thùa, có xuất xứ ở Mexico.
Cây dứa sợi là loại cây cảnh thân mọng. Lá có chiều dài lên đến 1.7 mét, chiều rộng khoảng 20 cm, phía dưới rộng, phía trên nhọn. Lá dày và cứng, mọc thành khóm, xếp hình hoa thị, có dạng dải rộng, màu xanh xám, có phấn trắng. Đoạn đầu có gai nhọn cứng, mép có gai móc.
Cây thùa trưởng thành phải mất 10 năm, đến khi đó sẽ có cọng hoa mọc lên từ giữa khóm lá, ra hoa dạng tua chùm.
Môi trường sốngCây dứa Nam Mỹ ưa sống trong môi trường ấm áp, khô ráo và nhiều nắng. Cây có khả năng chịu lạnh nhất định, chịu bóng râm và khô hạn tốt. Cây đòi hỏi đất trồng là loại đất thịt màu mỡ, thoát nước tốt. Mùa đông, nhiệt độ không được thấp hơn 5C

1.2 Phân loại

Căn cứ vào màu sắc khác nhau của lá, có thể phân cây dứa Mỹ thành 2 loại:

  • Loại có viền vàng được gọi là cây thùa viền vàng
  • Loại có viền trắng được gọi là cây thùa viền trắng.
cây dứa nam mỹ lá vàng
Cây dứa Mỹ lá vàng
cây dứa nam mỹ lá xanh
Cây dứa Mỹ lá xanh

2. Công dụng và ý nghĩa khi trồng cây dứa Mỹ

2.1 Công dụng

Cây dứa nam Mỹ là cây xanh quanh năm, có hình dáng cao đẹp. Chủ yếu trồng để ngắm lá, có thể đặt ở hội trường, điểm xuyết cho phòng lớn. Cây cũng có thể trồng dưới mặt đất để tạo điểm nhấn cho phần trung tâm của bồn hoa.

Trong y học cây dứa Mỹ có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như: táo bón, đầy hơi, vàng da, lời tiểu… Có các dụng kích thích mọc tóc và tan máu bầm hiệu quả.

Lưu ý: Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây dứa Nam Mỹ để điều trị bệnh tại nhà nhé !

2.2 Ý nghĩa phong thủy

Là loại cây cảnh có lá màu xanh trắng hoặc xanh vàng, nên trong phong thủy, cây hợp với gia chủ mang mệnh Kim hoặc mệnh Thủy.

Đặc biệt với những chậu dứa Mỹ nở hoa, đây là một điềm báo may mắn cho gia chủ. Thành công trong công việc, đỗ đạt công danh trên con đường học vấn.

dứa nam mỹ phong thủy

3. Kỹ thuật trồng cây dứa Nam Mỹ tại nhà

Mặc dù đây là một loại cây có nguồn gốc từ các quốc gia Nam Mỹ. Nhưng cây thích nghi rất tốt với khí hậu tại Việt Nam. Để trồng được một chậu dứa mỹ tươi tốt và phát triển nhanh, bạn cần lưu ý đến một số đặc điểm sau đây:

3.1 Nhu cầu về ánh sáng

Môi trường sinh trưởng nguyên thủy của cây là nơi thường có ánh nắng gay gắt thiêu đốt. Vì thế, cây thùa rất thích hợp với môi trường nhiều nắng.

Nếu môi trường nuôi trồng thiếu nắng, thì sẽ khiến cây sinh trưởng kém, mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.

Vào mùa đông, khi điều kiện chiếu sáng tự nhiên kém, nên tìm mọi cách cung cấp đủ ánh sáng cho cây. Có như thế, mới có lợi cho sự sinh trưởng của cây, giúp cây sống an toàn qua mùa đông.

cách trồng dứa mỹ

3.2 Nhiệt độ thích hợp để trồng cây dứa nam mỹ

Cây dứa Mỹ có sức sống mãnh liệt. Điều này có nghĩa cây có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Vào mùa đông, cho dù có gió lạnh, chỉ cần có đủ nắng, thì cây vẫn có thể thích nghi và sống tốt. Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 15 ~ 25°C, vào ban đêm nhiệt độ khoảng 10 ~ 16°C là tốt nhất.

Nhiệt độ sinh trưởng thấp nhất của cây là 7°C. Vì thế, khi nhiệt độ môi trường quá thấp, tốt nhất nên chuyển cây vào trong nhà để chăm sóc. Thời gian còn lại, có thể đưa cây ra ngoài nhà.

3.3 Đất trồng

Vì cây dứa Nam Mỹ có khả năng thích nghi rất tốt với môi trường. Nên cho dù có trồng trên đất cằn cỗi, cũng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

Hay nói cách khác, cây có yêu cầu không cao đối với đất trồng. Nhưng nếu đất trồng màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt thì sẽ khiến cho cây sinh trưởng tốt hơn. Khi trồng cây trong chậu cảnh, có thể trộn lẫn đất lá mục và cát thô làm đất trồng.

4. Cách chăm sóc cây dứa Nam Mỹ tại nhà

Dứa Nam Mỹ là loại cây cảnh có sức sống mảnh liệt, khi trồng làm cảnh trong nhà. Việc chăm sóc cho chậu dứa Mỹ cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưa ý một số đặc điểm sau đây:

4.1 Tưới nước đúng cách

Cây thùa có yêu cầu không quá khắt khe với nước. Tuy nhiên, trong thời kỳ sinh trưởng của cây, cần phải tưới đủ nước, thì mới giúp cây sinh trưởng tốt. Ngoài ra, trong thời kỳ cây ngủ đông, không nên tưới nhiều nước. Nếu không, cây dễ bị thối rễ.

cách chăm sóc cây dứa mỹ tại nhà
Cây dứa Nam Mỹ không được tưới đủ nước – Ảnh: Internet

4.2 Phân bón & Cắt tỉa

Mỗi năm chỉ nên bón phân 1 lần. Bón phân quá nhiều, dễ khiến cho cây bị cháy phân. Khi lá mới mọc ra, thì cần phải cắt tỉa kịp thời những chiếc lá già bị khô vàng ở phía dưới, để giữ cho cây có hình dáng đẹp.

4.3 Phòng chống sâu bệnh

Bệnh hại ở cây thùa chủ yếu có bệnh đốm lá, bệnh thán thư và bệnh mốc xám, có thể dùng thuốc bột hòa tan Tuzet 50% pha loãng 1000 lần để phun xịt.

Nếu rệp vảy gây hại cây, có thể dùng thuốc DDVP 80% dạng nhũ dầu pha loãng 1000 lần để phòng trị.

5. Cách nhân giống cây dứa Mỹ

Người ta thường sử dụng phương pháp gieo hạt hoặc tách cây để nhân giống cây dứa kiểng. Nếu sử dụng phương pháp gieo hạt thì phải trải qua một thời gian khá dài, cây mới có giá trị thưởng thức vì thế ít khi sử dụng phương pháp này.

Thường dùng phương pháp tách cây hoặc tách chồi để nhân giống và thường tiến hành kết hợp với thay chậu. Vào khoảng tháng 4, tách các mầm chồi mọc xung quanh cây mę, để trồng riêng.

Cây con sau khi trồng phải để ở nơi có bóng râm bán phần. Sau khi cây con đã sống khỏe, thì mới chuyển đến nơi có nhiều nắng.

nhân giống cây thùa nam mỹ

6. Những câu hỏi thường gặp khi trồng cây dứa Nam Mỹ tại nhà

Cách phân biệt cây dứa Nam Mỹ và cây lô hội?

Đây là 2 loại cây cảnh có hình dáng và môi trường sống tương tự nhau. Để phân biệt chúng ta có thể dựa vào đặc điểm gai và lá của chúng:
+ Gai khác nhau: Ở mép lá cây thùa có gai hình lưỡi câu, cứng và nhọn, chóp lá có một chiếc gai cứng màu nâu. Gai của cây lô hội không cứng bằng, gai lô hội mọc ra hai bên, càng về phía chóp lá, gai càng nhỏ.
+ Lá khác nhau: Lá cây thùa mặc dù thuộc dạng mọng nước, nhưng nếu bẻ gãy thì bên trong có gân dạng sợi nhỏ, không có nhựa chảy ra, nhìn không trong suốt. Trong khi đó, với lá cây lô hội, nếu bẻ gãy thì bên trong không có gân, chảy ra nhựa dính, màu vàng, phần mọng nước trong suốt.

Cây dứa nam mỹ có độc không?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Nhựa cây dứa Mỹ có chất độc, vì thế cần phải cẩn thận kẻo ăn nhầm.

Trên đây là thông tin về cách trồng và chắm sóc cây dứa Nam Mỹ. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được một loại cây cảnh ngoại thất đẹp. Với ý nghĩa phong thủy tốt lành có thể trồng tại nhà nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?