Cách trồng cây hồng môn tại nhà

Cây hồng môn là dòng cây cảnh nội thất đẹp và dễ trồng. Ngoài mang vẻ đẹp độc đáo, đây còn là cây cảnh phong thủy mang lại tài lộc cho gia chủ khi trồng trong nhà.

cây hồng môn hoa đỏ

Hôm nay, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu về “Cây hồng môn”. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc tại nhà. Cũng như tìm hiểu về ý nghĩa khi trồng cây trong nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

Thông tin chung về “Cây hồng môn”

1/ Đặc điểm sinh học của cây hoa hồng môn

Cây hồng môn là loại cây cảnh sống lâu năm, chúng thuộc họ Ráy. Cây có nguyên xuất từ Colombia và Ecuador. Và xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm, nó được nhiều đơn vị chọn làm cây trang trí nội thất.

Nhân giống cây hồng môn tại nhà
Tên tiếng AnhAnthurium andraeanum
Tên tiếng Việtcây hồng môn, hoa hồng môn, môn hồng, vỹ hoa tròn, buồm đỏ
Đặc điểm chungCây hồng môn sống lâu năm, có thân ngắn, thường mọc thành bụi.
Cây có lá dạng phiến, hình tim có chiều dài từ 18 đến 30cm. Và chiều rộng từ 9 đến 15 cm.
HoaHoa của cây hồng môn là hoa lưỡng tín có 2 phần gồm: Cánh hoa (mo hoa) và Nhụy (hoa tự).
Cách hoa có dạng phiến to, có màu đỏ hoặc trắng
Nhụy nằm trên cánh hoa thường có màu vàng
Điều kiện sống Độ ẩm thích hợp từ 70 – 80%
Nhiệt độ từ 18 – 20oC
Nhu cầu ánh sáng: Trung bình
Dinh dưỡng: Trung Bình – Cao
Tham khảo tại wikipedia.org

2/ Có bao nhiêu loại cây hồng môn

Hiện tại ở Việt Nam có nhiều loại cây hồng môn. Người ta phân biệt chúng dựa vào màu hoa. sau đây là hình ảnh những dòng cây đang phổ biến trên thị trường.

Hồng môn hoa đỏ
Hoa đỏ
Hồng môn hoa màu hồng
Hoa hồng
Hồng môn hoa xanh
Hoa màu xanh
Hồng môn hoa trắng
Hoa trắng

3/ Tác dụng của cây trong đời sống

+ Lá hồng môn có khả năng hấp thụ những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư.

+ Hoa hồng môn đỏ rực rỡ giúp chúng ta luôn yêu đời, lạc quan, tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn, làm việc nhờ đó hiệu quả hơn, yêu cuộc sống hơn.

Ý nghĩa của cây hồng môn trong phong thủy

Trong phong thủy cây hồng môn là cây cảnh mang ý nghĩa tốt lành. Với tên gọi của nó gồm “Hồng” + “Môn” với ý nghĩa “Gia môn phú quý” và mở ra những mai mắn cho gia chủ.

Với hoa đỏ hình trái tim, nó còn tượng trưng cho tình yêu nồng cháy và trường tồn theo thời gian. Hãy dùng nó làm món quà nhỏ cho 1 nữa kia của bạn. Nó sẽ giúp họn biết được tình yêu chân thành và nồng cháy mà bạn đang dành cho họ.

ý nghĩa phong thủy

Đối với phong thủy trong nhà

Cây hồng môn có thể điều hòa khí phong thủy trong nhà. Nó sẽ thu hút những dòng khí tích cực và điều hòa bớt những dòng khí tiêu cực trong môi trường sống. Đồng thời nó giúp mang lại sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho chủ nhân.

Trồng trong công ty, văn phòng sẽ giúp công việc được thuận lợi, thăng tiến. Công viêc kinh doanh phát đạt, tiến tới nếu đặt loại cây này trong các cửa hàng.

Cây hồng môn hợp với người mệnh gì ?

Chậu hồng môn có lá màu xanh, hoa màu đỏ rực, đây là những màu tương sinh và tương hợp. Chính vì đều đó nó rất phù hợp với người có Mệnh Hỏa và Mệnh Mộc.

Cây hồng môn hợp với người mệnh gì ?

Đặc biệt với những người mệnh Hỏa khi trồng cây hồng môn trong nhà. Màu hoa đỏ của cây sẽ giúp bạn duy trì ngọn lửa rất nhiệt huyết, thích mạo hiểm và tự tin, rất phù hợp với các công việc liên quan đến kinh doanh. Những chiếc lá xanh mướt của cây hồng môn sẽ giúp mang lại nhiều may mắn và sắc xanh của cây sẽ giúp “kiềm chế” được những tính cách gây trở ngại trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống của người mang bản mệnh này.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn tại nhà

1/ Đất trồng cây

Cây hồng môn phát triển khá nhanh khi trồng trong chậu. Bộ rễ rất phát triển vì thế bạn cần chọn loại đất trồng là đất phù sa tơi xốp. Kết hợp với phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa… Bạn có thể sử dụn hỗn hợp đất gồm: tỉ lệ phối trộn là 2 trấu và 1 đất.

Mẹo nhỏ: Bạn có thể rải thêm một lớp đá ở mặt trên của đất trồng, vừa mang lại thẩm mỹ mà còn hạn chế được hơi ẩm thoát ra.

2/ Dụng cụ và vị trí trồng cây

Cây hồng môn rất dễ trồng, chúng có thể thích nghi khá tốt với môi trường xung quanh. Bạn có thể trồng chúng trong nhà hoặc ngoài trời. Có thể trồng cây hồng môn vào chậu hoặc trực tiếp dưới đất. Đặt biệt bạn có thể trồng cây trong môi trường nước (thủy canh) và chúng vẫn phát triển tốt nhé.

Cây hồng môn được trồng thủy canh trong chậu
Cây hồng môn được trồng thủy canh trong chậu – Ảnh: Internet

Lưu ý:

Nếu trồng trong nhà, bạn cần đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng để chúng phát triển và ra hoa nhé. Khi trồng cây trong chậu tuyệt đối không được bón lót phân. Cây sau khi trồng chỉ tưới nước , độ 1-2 ngày tưới 1 lần. Ngay sau khi trồng cây phải để cây nơi râm mát để không bị héo.

Nên để cây ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây vẫn có thể sống tốt ở các ánh đèn nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang.

Không để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì cây sẽ rất dễ bị bỏng.

2/ Tưới nước đúng cách

Đối với hồng môn độ ẩm thích hợp từ 70 – 80%, nhiệt độ từ 18 – 20oC. Nếu để chậu bị khô cây sẽ cho màu lá nhạt, ngược lại nếu tưới dư nước cây dễ bị thối do nhiễm bệnh. Chính vì thế bạn cần tưới nước thường xuyên nhưng mỗi lần tưới không quá nhiều, tránh làm úng rễ cây. Chỉ nên tưới từ 150 – 250ml nước mỗi lần để giữ ẩm cho chất trồng mà thôi.

tưới nước đúng cách

Mẹo nhỏ: Bạn nên quan sát độ ẩm trong chậu cây. Có thể tưới nước 1 lần mỗi tuần nếu là mùa lạnh và 2 lần mỗi tuần nếu thời tiết nóng vào mùa khô nhé.

3/ Phòng trừ sâu bệnh

Sức đề kháng của cây khá tốt, chúng rất ít khi bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên nếu bạn chăm sóc không tốt chúng cũng có thể bị bọ trĩ hút nhựa. Hoặc sâu vẽ bùa tất công.

Bệnh thường gặp nhất trên cây hồng môn là thối rể và thối thân. Nguyên nhân chính là do độ ẩm quá cao và tưới nước quá nhiều. Dẫn đến rễ bị thối dần đến thân cây

Cách xử lí bệnh thối rễ và thân là bạn cần nhổ cả cây lên. Cắt bỏ những phần rễ / thân bị thối rửa, vệ sinh sạch sẽ . Có thể để nơi râm mát trong vòng 30 – 60 phút cho cây khô nhựa. Sau đó tiến hành trồng lại cây vào chậu bằng chất trồng mới nhé.

4/ Bón phân cho cây hồng môn

Trong quá trình sinh trưởng của cây, bạn có thể sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ oai mục để bón cho cây. Hoặc sử dụng phân N:P:K là 20:20:15 +Te pha loãng cùng với nước với nồng độ 1 kg/300 lít để tưới cho cây. Định kì từ 20 – 30 ngày một lần nhé

Để giúp bộ lá cây phá triển mạnh và xanh tốt, bạn có thể sử dụng phân bón lá B1 để phun lên cây theo định kì 15 – 20 ngày một lần nhé.

5/ Nhân giống cây hồng môn

Cây thường được nhân giống bằng hình thức tách bụi. Sau khi bạn trồng cây được từ 4 – 5 tháng, bụi cây sẽ bắt đầu có nhiều cây con xung quanh gốc. Sử dụng dao/dụng cụ chuyên dụng để tách các cây con từ bụi cay mẹ ra. Sau đó bạn đem trồng vào các chậu mới nhé.

nhân giống

Những câu hỏi thường gặp kho trồng cây tại nhà

Giá bán cây hồng môn như thế nào ?

Trên thị trường cây hồng môn được bán rất nhiều tại các cửa hàng cây cảnh. Bạn có thể tham khảo giá bán của cây như sau:
+ Đối với cây ít hoa và cao tầm 30cm có giá khoản 130.000đ mỗi chậu
+ Đối với cây có nhiều hoa và cao trên 40cm thì giá trung bình từ 150.000đ mỗi chậu

Nên tưới phân gì để cây mau lớn và có nhiều hoa?

Bạn có thể Bón phân kết hợp với tưới nước, sử dụng phân phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 +Te pha loãng với nồng độ 1 kg/300 lít nước, định kỳ 7 – 10 ngày một lần. Ngoài việc tưới phân NPK, định kỳ 7 ngày phun bổ sung thêm phân bón lá, B1

Cây hồng môn hợp với người mệnh gì ?

Trong phong thủy, màu sắc đỏ rực của cây hồng môn sẽ tương hợp đối với những người mệnh Hỏa. Lá cây màu xanh sẽ hợp với những người Mệnh Mộc

Trên đây là những thông tin cơ bản về “Cây hồng môn”. Cũng như cách trồng và chăm sóc cây hồng môn tại nhà. Và những người mệnh nào hợp với cây hồng môn. Bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ tự mình chăm sóc được 1 chậu hồng môn thật đẹp tại nhà nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?