16 công thức tự chế thuốc trừ sâu sinh học cho cây cảnh tại nhà

Thuốc trừ sâu hóa học tuy tiêu diệt sâu bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước và sức khỏe con người. Vậy có cách nào cũng diệt được sâu bệnh mà không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh?

tự làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà

Hôm nay, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn 16 công thức tự chế thuốc trừ sâu sinh học tại nhà. Đơn giản, dễ làm, an toàn và rất hiệu quả cho hoa cảnh. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Công thức tự chế thuốc trừ sâu sinh học

Sau đây là 16 nguyên liệu bạn có thể sử dụng để chế thuốc trừ sâu sinh học cho cây cảnh tại nhà:

1.1 Gừng

gừng
Để chế thuốc diệt sâu sinh học từ gừng, đầu tiên bạn tiến hành giã nhỏ gừng tươi. Sau đó đổ thêm một lượng nước gấp 20 lần, rồi ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ.

Sau khi lọc bỏ bã, thì dùng nước sau khi lọc để phun xịt cho cây cảnh. Dung dịch gừng tươi này có thể phòng trị : bệnh đốm lá, bệnh bồ hóng bệnh thối nhũn, bệnh đốm đen vv… Và có thể phòng trị các loại sâu hại như : rầy mềm, nhện đỏ và sâu ăn lá.

1.2 Ớt

Sử dụng 50 gam ớt đỏ phơi khó, đổ thêm 1000 gam nước, rồi đun sôi khoảng 15 phút. Sau khi lọc để loại bỏ cặn thì có thể dùng để phun xịt cho cây cảnh.

Loại thuốc trừ sâu sinh học từ nước ớt này có thể phòng trị các loại sẫu hại như : ruồi trắng, rầy mềm, nhện đó, bọ xít…

1.3 Tỏi

Sử dụng 250 gam tới vỏ tím, ngâm vào trong nước một thời gian. Sau đó, giã nhỏ vắt lấy nước. Rồi pha vào nước với lượng nước gấp từ lộ đến 20 lần là có thể dùng để phun xịt cho cây cảnh.

Dung dịch diệt sâu từ tỏi có thể phòng trừ các loại sâu hại như: rầy mềm, nhện đó, rép vảy vv. Ngoài ra, khi dung dịch này còn phòng trị hiệu quá một số bệnh hại như : bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh mốc tro. Dung dung dịch này nướời vào đất trồng có thể phòng trị được tuyến trung, giun đất xa.

1.4 Hạt tiêu

Cho 50 gam hạt tiêu vào trong 500 gam nước. Sau đó, đun sôi để được 250 gam dung dịch thuốc. Khi sử dụng có thể pha vào nước, với lượng nước gấp từ 6 đến 7 lượng dung dịch thuốc.

Dung dịch sinh học từ hạt tiêu có thể phòng trị các loại sâu bệnh hại như: bệnh phấn trắng rầy mềm, nép váy v…

1.5 Sợi thuốc lá

Sử dụng 50 gam sợi thuốc lá hoặc tàn thuốc lá, đồ thêm 1500 gam nước, ngâm khoảng 1 ngày đêm. Dùng tay và nát rồi lọc lấy nước. Sau đó, đổ thêm loại bột giặt trung tỉnh 0.1% – 0.2% để phun xịt cho cây cảnh.

Có thể sử dụng để phòng trị các loại sâu hại như: rầy mềm nhiên đỏ, rầy lá, ruồi trắng, bọ xít, sâu cuốn lá và nhiều loại sâu ăn lá khác.

1.6 Hành tây

Giã nhỏ 50 gam hành tây, đồ thêm 50 gam nước, ngâm khoảng 12 tướng đồng hồ. Sau khi lọc lấy nước, phun xịt nhiều lần trong 1 ngày cho cây cảnh, liên tục trong 3 đến 4 ngày. Bạn có thể phòng trị bệnh phấn trắng và các loại sâu bọ, côn trùng thân mềm như rầy mềm.

1.7 Vỏ cam, quýt

Sử dụng 50 gam vỏ cam quýt, đổ thêm 500 gam nước, ngâm khoảng 24 tiếng đồng hồ. Lọc bã, lấy nước để phun xịt vào lá cây cảnh. Có thể phòng trị rầy mềm, nhện đỏ, sâu ăn lá. Tưới vào đất trồng, có thể phòng trị được tuyến trùng.

1.8 Lá cây trúc đào

chế tạo thuốc trừ sâu sinh học bằng lá cây trúc đào
Sử dụng 50 gam lá cây trúc đào, băm nhỏ, rồi cho vào 100 gam nước. Sau đó bạn đun sôi trong khoảng 20 ~ 30 phút. Lọc bã, lấy nước để phun xịt cho cây cảnh, có thể phòng trị rầy mềm, ruồi trắng.

Tưới vào đất trồng có thể phòng trị tuyến trùng. Nhưng cần lưu ý, cây trúc đào có độc tính mạnh, cần cẩn thận tránh gây ngộ độc cho người và gia súc.

1.9 Bã rượu (hèm)

Trong bã rượu chứa lượng axit hữu cơ phong phú. Nó có tác dụng ức chế tốt đối với bệnh khuẩn. Pha loãng bã rượu với nước theo tỷ lệ 1: (150 ~ 200). Rồi phun xịt lên lá cây, cứ cách khoảng 7 ngày lại phun xịt một lần, phun liên tục từ 3 đến 4 lần. Sản phẩm có thể phòng trị bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh mốc sương v.v.

1.10 Soda

Sử dụng 5 gam sô-da (còn gọi là Natri bicacbonat). Trước tiên, dùng một ít cồn để làm tan sô-da, sau đó, đổ thêm khoảng 1000 gam nước, để tạo thành dung dịch sô-da 0.5%.

Bạn có thể dử dụng dung dịch sinh học này phun xịt cho cây cảnh, có thể phòng trị được bệnh phấn trắng.

1.11 Bột giặt

Sử dụng 2 gam bột giặt, đổ thêm 500 gam nước, quấy đều thành dung dịch. Tiếp theo bạn nhỏ thêm 1 giọt dầu ăn thực vật.

Cách sử dụng là bạn phun xịt dung dịch trực tiếp lên cơ thể sâu bọ, côn trùng bám trên lá cây, cành cây. Loại thuốc trừ sâu sinh học từ bột giặt có thể giết chết rầy mềm, rệp vẩy, nhện đỏ, bướm phấn, ruồi trắng v.v… Với những loại cây cảnh thân củ (như thược dược, cúc thược dược ). Hoặc thân hành (như loa kèn, hoa bỉ ngạn ). Hoặc thân mọng nước, dễ bị tuyến trùng tấn công. Thì bạn có thể pha bột giặt với nước theo tỷ lệ 1:1000 để tưới xung quanh rễ cây.

1.12 Xà phòng

Cho xà phòng vào nước sôi với tỷ lệ 1:50 đợi sau khi xà phòng hòa tan vào trong nước, rồi lấy dung dịch phun xịt vào cây cảnh.

Xà phòng có thể làm tắc đường hô hấp của côn trùng, sâu bọ khiến cho chúng bị chết ngạt. Dung dịch xà phòng có tác dụng phòng trị hiệu quả đối với rầy mềm, rệp vảy.

1.13 Nhang trừ muỗi

diệt sâu rầy bằng nhang trừ muỗi
Đốt hương muỗi, rồi treo vào cây bị sâu hại. Dùng túi ni-lông loại to để trùm lên cây cảnh cùng với chậu cảnh. Khoảng 1 tiếng sau, có thể tiêu diệt được sâu hại cây cảnh.

1.14 Thuốc lá

Nếu cây cảnh bị rầy mềm xâm hại, có thể châm một điếu thuốc lá. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đặt điếu thuốc nằm nghiêng để cho khói thuốc hun vào những lá cây có rầy mềm bám vào. Một lúc sau, rầy mềm sẽ rơi xuống.

Trong trường hợp cây cảnh có kích thước khá lớn, dùng khói thuốc lá không thể hun dễ dàng. Thì bạn có thể sử dụng cách làm sau: ngâm 1 điếu thuốc lá vào trong 1 ly nước. Rồi sau đó sử dụng dung dịch này để phun vào bề mặt lá từ 2 ~ 3 lần, có thể tiêu diệt được rầy mềm.

1.15 Dầu gió

Pha dầu gió vào nước với tỷ lệ 1: (400 ~ 500), có thể tiêu diệt được rầy mềm.

1.16 Kali pemanganat

Kali pemanganat là một chất rắn vô cơ với công thức hóa học là KMnO. Nó thường được dùng làm chất tẩy trùng trong y học. Nó dễ tan trong nước tạo thành dung dịch màu tím đậm, khi dung dịch loãng sẽ có màu tím đỏ. Khi bay hơi tạo chất rắn với tinh thể lăng trụ màu đen tím sáng lấp lánh. Dung dịch Kali pemanganat có thể phòng trị bệnh phấn trắng.

Trong thời kỳ đầu mới phát bệnh, sử dụng dung dịch Kali pemanganat 0.1% ~ 0.2% để phun xịt, cứ cách khoảng 7 ngày phun 1 lần, phun từ 2 ~ 3 lần, thì hiệu quả trị bệnh có thể lên đến trên 92%.

2. Dùng thuốc trừ sâu sinh học đúng cách

Bạn nên thử nghiệm các loại thuốc trừ sâu hữu cơ này trên một mảng nhỏ của vườn trước khi phun trên diện rộng.

Hãy quan sát trong 1 ~ 2 ngày để đảm bảo chúng có hiệu quả và không gây hại gì cho cây cảnh của bạn.

Tránh phun rắc thuốc vào những ngày nóng hoặc nắng. Vì điều này sẽ gây cháy và thậm chí có thể giết cây. Vì lý do này, buổi tối hoặc sáng sớm là thời điểm tốt để sử dụng.

Đối với những thành phần như xà phòng, nước rửa chén. Bạn nên chọn các loại xà phòng tự nhiên không có phụ gia hay nước hoa tổng hợp để đảm bảo an toàn cho cây cảnh nhà mình.

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học tại nhà:

Các loại thuốc trừ sâu sinh học có bán trên thị trường không?

Có ! Hiện nay, có rất nhiều nhà sản xuất chế tạo ra các loại thuốc trừ sâu sinh học. Sản phẩm được bán phổ biến tại hầu hết các cửa hàng cây cảnh và trung tâm bảo vệ thực vật.

Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học có độc không?

Hầu hết các loại thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng tương đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Kể cả với thuốc trừ sâu sinh học nhé.

Trên đây là thông tin về 16 công thức tự chế thuốc trừ sâu sinh học tại nhà. Cũng như những lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trên các loại hoa cây cảnh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết thêm được một cách phòng trừ sâu bệnh trên cây cảnh an toàn cho sức khỏe nhé.

5/5 - (1 bình chọn)