Cách chọn chậu trồng bonsai

Chọn chậu trồng bonsai cần dựa vào hình dáng, kích thước, chất liệu của chậu. Ngoài ra còn phụ thuộc vào dáng cây và bố trí cây trong chậu.

cách chọn chậu trồng bonsai

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Cách chọn chậu trồng bonsai dành cho người mới tập chơi. Cũng như tìm hiểu về qui tắc lựa chọn các loại chậu cho cây bonsai. Mời mọi người cùng tham khảo.

1. Những lưu ý khi chọn chậu trồng bonsai

    Chậu có đường nét thẳng thì phù hợp để trồng các cây có dáng thẳng đứng.

    Chậu có đường cong phù hợp với cây có dáng nghiêng, cong.

    Chậu càng sâu thì trồng những cây có thân càng to. Và ngược lại thân cây ngắn và dày chỉ cần những chậu không sâu lắm. Người mới chơi bonsai thường chọn chậu sâu và tròn vì dễ trồng. Nhưng các nghệ nhân thích chọn các chậu nông.

    Bởi vì chậu chỉ là cái giá tựa giản đơn cho cây không hạn chế tầm nhìn và tăng giá trị của cây. Thường chiều sâu của chậu chỉ bằng hoặc hơi dày hơn đường kính gốc cây.

    Chậu có đường nét thanh thường trồng những cây có thân vặn xoắn ít nhiều. Để cho sự quan sát dễ dàng.

    Chậu hình bầu dục hay tròn thường trồng các cây đang trong quá trình hoàn chỉnh. Có thể quan sát ở mọi góc độ, chiều cao của cây thường gấp sáu lần chiều sâu của chậu. Như vậy chiều dài của chậu gần bằng 2/3 chiều cao của cây.

    Hình dáng của chậu cũng phải phù hợp với sự phân bố và hình dạng chung của tán lá.

    • Chậu tròn hay bầu dục thích hợp với nhiều kiểu tán lá và cây bonsai không có mặt trước hoặc sau rõ rệt.
    • Chậu có 4 cạnh sắc phù hợp với các tán lá có hình tam giác.
    • Chậu hình trái xoan hoặc bầu dục phù hợp với các tán lá tròn.

    Chậu rộng và nông thích hợp để trồng các bonsai nhiều thân hay rừng cây. Cần chú ý một số kiểu rừng cây chỉ được thực hiện đơn giản trên một tảng đá dẹt, hơi lõm. Không dùng đến một chậu thực sự (hoặc trên một dĩa rộng, rất nông).

    Chậu nhỏ và nông dùng cho các cây bonsai có tán lá nhỏ và bộ rễ ít phát triển. Ngược lại các thân cây có tán lá rộng, bộ rễ nổi lên xù xì cần có chậu lớn để tạo thế cân bằng cho tổng thể.

    Chậu hẹp và sâu thường trồng các cây có bộ rễ nổi cao. Và cách xa mặt chậu để đủ đất cho rễ cọc có chỗ bám đỡ cho các rễ nổi.

    2. Chọn chậu dựa vào dáng / thế cây bonsai

    Chậu hẹp và sâu thường để trồng các cây có tán lá rủ xuống (thế thác đổ). Như thế mới giữ cân bằng cho cây và chịu được tán lá nghiêng và nặng.

    Nhìn chung trong cách bố trí tổng thể, chậu phải phù hợp hoàn toàn với “các thế” của bonsai. Ở đây chỉ gợi ý một vài thế cơ bản.

    Thế bonsai thẳng đứng, chọn chậu hình chữ nhật hay bầu dục, với bề sâu xấp xỉ bằng đường kính thân cây và bề rộng tương ứng với bóng tán lá rủ xuống.

    Thế bonsai hơi nghiêng chọn chậu tròn, vuông, bầu dục hay hình chữ nhật có bề sâu gần bằng đường kính thân cây.

    Thế bonsai nghiêng, chọn chậu có cạnh thẳng đứng và hơi sâu, nếu có rễ nổi lên mặt đất chọn chậu hơi rộng một chút để có thể cân bằng và ổn định.

    Thế bonsai nửa thác đổ, chọn chậu vuông lục giác, hay tròn có miệng hẹp nhưng sâu.

    Thế bonsai thác đổ, chọn chậu hẹp và sâu.

    Thế bonsai cuốn theo chiều gió, chọn chậu tròn hay vuông khá sâu. Và thường gấp 3 – 4 lần đường kính thân, và đường kính chậu lại hẹp để cân bằng thẩm mỹ và kiểu dáng.

    bonsai dáng văn nhân
    Thế bonsai văn nhân, chọn chậu tròn vuông, lục giác, loe miệng nhỏ hơi sâu. Và thường lớn hơn đường kính thân cây một chút, như vậy nó phù hợp với dáng cao, mảnh mai của cây.

    Thế bonsai dáng chổi, chọn chậu nông rộng đứng.

    Thế bonsai hai thân chọn chậu hình bầu dục, nông.

    3. Lựa chọn chậu theo màu sắc

    Ngoài hình dáng thì màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương. Màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất….

    Và xu hướng của các nghệ nhân ưa dùng màu tối (màu đục mờ). Để tăng vẻ cổ xưa già cỗi của cây bonsai. Do đó thường chọn màu nâu (giống màu của đất) màu xám (nhã nhặn, phù hợp với việc trưng bày trong nhà).

    Màu tím, đất đỏ (thổ chu) thích hợp cho các loại cây lá kim: Thông, tùng…

    Chậu trồng bonsai có hoa thường có màu sắc đối nghịch với màu sắc của hoa.

    • Ví dụ như hoa trắng dùng chậu màu nhạt, vàng hay lục.
    • Nếu hoa màu đỏ nhạt chọn chậu màu xanh dương đậm hay nhạt.
    • Còn hoa vàng nhạt dùng chậu màu lục đậm.
    • Nếu hoa, lá đổi màu đỏ vàng vào mùa thu, chọn chậu màu lục nhạt hay xanh dương đậm. Cây có quả sặc sỡ dùng chậu màu tím đất.

    Vị trí cây trong chậu và sự hài hoà về kích thước của cây cũng có giá trị lớn để tăng vẻ đẹp của bonsai.

    Giữ cái thế ổn định và nâng cao tính thẩm mỹ cho người thưởng ngoạn. Cây phải thật cân xứng với chậu. Đối với cây đơn độc, nếu trồng trong chậu hình chữ nhật.

    Hay bầu dục, rộng và nông thì nên trồng cây hơi lệch sang một bên. Cách mép chậu về phía bên trái hoặc bên phải khoảng 7/10. Tuỳ theo các cành nhánh, tán cây.

    Nếu trồng ở chậu tròn, vuông hay lục giác, thì trồng cây ở ngay chính giữa, trừ kiểu thác đổ, trồng cây ở gần mép chậu nơi thân cây cong xuống.

    Với thân cây thẳng tán lá tròn đều thì trồng cây hơi lùi về phía sau, thân nghiêng về phía trước. Nếu tán cây lệch về một phía thì đặt cây nghiêng về phía đối diện ở khoảng 2/3 chiều dài của chậu.

    Nếu thân cây nghiêng hay cong queo thì thân nghiêng về phía nào. Bạn sẽ đặt cây hơi lệch về phía đối diện và hơi nghiêng về phía trước.

    Nếu cây có tán lá lớn lệch về một phía cũng trồng lệch ngược lại như trên.

    Nếu với bonsai có nhiều thân từ một góc, thì dù chậu kiểu nào, cũng đặt ngay chính giữa. Cây bonsai mọc thành khóm hay bụi thì nên trồng ở giữa chậu. Thì các phần phụ có thể rải đều trên mặt, nhưng hơi nghiêng về phía trước.

    3. Cách chọn chậu trồng Bonsai theo nhóm

    chậu trồng bonsai cụm rừng
    Đối với nhóm cây hay rừng cây, thường số thân cây lẻ nên đặt cây hơi lệch về bên phải hoặc bên trái trong chậu dạng bầu dục.

    Trong nhóm có 3 cây căn bản với đường kính lớn nhất. Thì cây có thân lớn hơn cả là chủ thể được trồng ở vị trí thích hợp nhất lệch về một phía. Cách 1/3 chiều dài cũng như 1/3 chiều rộng.

    Còn cây lớn thứ hai là cây phụ được trồng gần với cây chính và gần mép hơn. Cả hai cây này được trồng thẳng đứng. Cây thứ ba là cây được trồng hơi nghiêng 30° và cách không đều hai cây kia. Cả ba làm thành một tam giác không đều nằm gọn trong một tứ giác giữa chậu.

    Các thân cây còn lại có kích thước nhỏ hơn thì tuỳ theo vị trí mà xếp đều đặn trên một chậu. Như thế theo quy tắc về phối cảnh có thể bố trí toàn bộ rừng cây lệch về một phía như sau:

    • Ba cây theo một tam giác lệch.
    • Năm cây theo hình thức tam giác kép.
    • Bảy cây theo hình thức tam giác trong tứ giác Chín cây theo hình thức tam giác trong lục giác.
    • Nhiều cây không theo một hình thức nhất định và nếu thiên về một phía thì trồng dày về phía đó.

    Ngoài vị trí trồng cây trong chậu, kích thước của bonsai cũng phải hài hoà với độ lớn của chậu. Điểm cần lưu ý là chiều cao của cây và bề rộng, dày của tán lá.

    Thông thường thân cây càng to thì chậu cần phải sâu, rộng. Cây có thân to, mập, nhưng thấp, chậu không cần sâu lắm. Để gây ấn tượng mạnh về không gian và cự ly.

    Thân cây mảnh mai đường kính nhỏ lại thích hợp với chậu nông miệng rộng. Để không làm nặng đè thêm tổn thể. Bề sâu của chậu bằng hay hơi lớn hơn đường kính gốc cây bonsai. Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của chậu và chiều dài của chậu lớn xấp xỉ bằng 2/3 chiều cao thân. Cũng như bằng 2/3 chiều rộng của tán cây.

    4. Tổng kết

    Chậu cây không chỉ tôn hết vẻ đẹp của cây, mà còn là nơi chứa chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Do đó chậu nhỏ nông chỉ để trồng các cây có tán nhỏ. Bộ rễ rất ít phát triển, ngược lại cây có tán lớn. Bộ rễ mạnh xum xuê thì cần chậu lớn sâu, vừa tạo thế cân bằng ổn định. Vừa có đủ chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. Cây có tán lá càng rộng thì chậu phải có bề mặt lớn, cây có hệ rễ nổi, lan rộng thì chậu phải sâu để rễ cọc bám chặt, phù trợ cho rễ nổi.

    5/5 - (1 bình chọn)