Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu làm kiểng

Lựu là loại cây trồng có quả to mọng nước. Ngoài trồng cây để thu quả bán, gần đây cây lựu cũng được nhiều người chọn trồng làm cây cảnh trong sân vườn.

Cây lựu kiểng - Punica granatum

Cây lựu hay còn gọi là Thạch Lựu là cây trồng ăn quả được khá nhiều người ưa thích. Quả lự có màu hồng, cam đẹp mắt, vị ngọt thanh. Chính vì vẻ đẹp đó vài năm trở lại đây, ngoài việc trồng lấy quả. Nó còn được nhiều người chọn làm cây cảnh trồng trong sân vườn, ban công…

Bài viết hôm nay WIKICAYCANH.COM sẽ tổng hợp và biên soạn lại “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu làm kiểng”. Cũng như những bệnh thường gặp khi trồng cây lựu tại nhà. Mời mọi người cùng theo dõi nhé !

Đặc điểm sinh học của cây lựu

Lựu hây còn gọi là Thạch Lựu, là cây ăn quả với thân gỗ nhỏ. Nó được tìm thấy nhiều ở khu vực Tây Nam Á. Quả lựu được ứng dụng nhiều trong ẩm thực: nước trái cây, nấu ăn,… và rượu.

Cây lưu trưởng thành được trồng trong vườn - Ảnh: Internet
Cây lưu trưởng thành được trồng trong vườn – Ảnh: Internet
Tên khoa họcPunica granatum
Tên Tiếng ViệtLựu, Thạch Lựu
Chiều cao cây trưởng thành5m – 10m
Đặc điểm lá câyLá cây lựu mọc đối hoặc mọc đối diện, bóng, thuôn hẹp, nguyên, dài 3–7 cm và rộng 2cm.
Đặc điểm hoaHoa có màu đỏ tươi và đường kính khoảng 3 cm. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 cái ở ngọn cành, nở vào mùa hè
Quả lựuQuả lựu có màu đỏ tía. Vỏ có 2 phần gồm:
+ Lớp vỏ cứng bên ngoài và lớp trung bì xốp
+ Bên trong có lớp vỏ mỏng, mọng nước, chứa hạt.
Phân bốNó được trồng rộng rãi tại Gruzia, Afghanistan, Algérie, Armenia, Azerbaijan, Iran, Iraq, Ấn Độ, Israel, Maroc, Pakistan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, lục địa Đông Nam Á, Malaysia bán đảo, Đông Ấn, và châu Phi nhiệt đới
Nguồn tham khảo tại wikipedia.org

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu làm cảnh tại nhà

Cây lựu (thạch lựu) có 2 loại: có hoa kết quả và loại chỉ có hoa và không có quả. Cây lựu có khả năng mọc mầm rất mạnh. Có khả năng sinh tồn cao, chiệu rét, chiệu nóng và môi trường đất nghèo dinh dưỡng.

Cây lựu được trồng làm Bonsai - Ảnh: Internet
Cây lựu được trồng làm Bonsai – Ảnh: Internet

1/ Thời điểm trồng cây thích hợp

Ở nước ta tùy vào từng vùng miền mà sẽ có khoản thời gian phù hợp để trồng cây lựu. Đối với khu vực miền Nam từ tháng 3 đến 4 và từ tháng 9 đến 10 ở Miền Bắc. Khi trồng cần phải tiến hành chỉnh hình sửa dáng, kết hợp tỉa cành và cắt rể.

Lưu ý: Không nên cắt bỏ quá nhiều cành già, nó sẽ làm cây của bạn không thể ra hoa và quả

2/ Chuẩn bị đất trồng cây lựu tại nhà

Thạch lựu có tính thích ứng rất mạnh mẽ, nên yêu cầu với đất trồng cây cũng không quá khắc khe. Bạn chỉ cần chuẩn bị đất trồng tơi xốp, màu mở, thoát nước tốt là cây sẽ phát triển nhanh chóng. Nếu bạn trồng cây lựu trong chậu làm cảnh, có thể sử dụng đất trồng gồm: Đất phù sa, Tro trấu, Cám dừa.

Lưu ý: Nên sử dụng phân chuồn oai mụt lót 1 lớp mỏng dưới đáy chậu, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết khi cây ra hoa và quả

Loại thạch lưu chỉ có hoa và không kết quả - Ảnh : Internet
Loại thạch lưu chỉ có hoa và không kết quả – Ảnh : Internet

3/ Những lưu ý khi chăm sóc cây lựu tại nhà

3.1 Vị trí trồng cây thạch lựu

Thạch lựu là loài cây ưa sáng, nên để chậu lựu của bạn nơi có nhiều ánh sáng nhất có thể. Tuy nhiên nó không chiệu được rét, nếu nhiệt đột dưới 15 độ C thì cây có khả năng sẽ chết.

Đặc biệt nếu cây lựu không được cung cấp đầy đủ ánh sáng thì cây sẽ không ra hoa và kết quả.

3.2 Chế độ nước tưới

Đây là loại cây phát triển mạnh vào mùa hè, nên chúng cần rất nhiều nước để phát triển. Bạn cần phải luôn giữ cho đất trong chậu có độ ẩm cần thiết để cây ra hoa.

Lưu ý: Tạo đều kiện thoát nước tốt nhất có thể, trách trạng thái ngập úng chậu cây, làm hoa bị rụng

Vào mùa đông, hạn chết tưới nước cho cây để tránh úng rể và chết cây nhé

3.3 Phân bón cho cây lựu ra hoa kết quả

Dù đây là loại cây trồng rất dễ ra hoa và kết quả ngoài tự nhiên. Tuy nhiên khi đưa về trồng trong các bồn, chậu cảnh, với môi trường dinh dưỡng kém. Bạn cần bổ sung thêm Kali – Hydrophotphat mỗi tháng 1 đến 2 lần trong giai đoạn cây ra hoa nhé.

3.4 Phòng trừ sâu bệnh trên cây lựu

Cây lựu rất ít sâu bệnh, tuy nhiên bạn cũng cần chăm sóc cây mỗi ngày để kịp phát hiện ra các trường hợp sâu bệnh. Để có thể can thiệp kiệp thời nhé.

Đa phần các sinh vật có hại sẽ tấn công cây lựu vào thời điểm chúng kết quả. Ruồi giấm và kiến bị thu hút bởi trái chín. Bọ chân lá hoặc bướm lựu.

Những câu hỏi thường gặp khi trồng thạch lựu

Cây lựu có hoa hoa vào thời điểm nào ?

Cây thường ra hoa trong tầm từ tháng 10 đến tháng 2

Có trồng cây trong nhà được không ?

Đây là loại cây ưu nắng nên bạn cần trồng cây ở vị trí có nhiều ánh sáng nhất có thể. Khi thiếu ánh sáng, cây lựu sẽ không ra hoa và kết quả

Mua cây giống ở đâu ?

Cây lựu được nhân gióng bằng cách gieo hạt hoặc chiếc cành. Bạn có thể mua tại hầu hết các cửa hàng hoa kiểng. Hoặc cửa hàng bán cây nông nghiệp. Giá bán khoản 40.000đ đến vài trăm nghìn mỗi chậu. Tùy theo kích cỡ cây.

Trên đây là những thông tin về thạch lựu cũng như cách trồng và chăm sóc tại nhà. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn trồng được 1 cây thạch lựu đẹp và trĩu quả trong sân vườn nhà nhé !

5/5 - (2 bình chọn)