Chăm sóc cây tùng La Hán trong chậu

Cây tùng la hán là loại cây cảnh nổi danh bậc nhất hiện nay, được nhiều người săn lùng. Dáng cây siêu đẹp, từng tán lá có sự phân tầng đầy nghệ thuật, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.

Tùng La hán lá ngắn hay còn gọi thông tre lá ngắn

Cây tùng la hán hay còn được gọi là Vạn niên tùng. Đây từng là dòng cây cảnh có giá đắc đỏ tại Việt Nam. Được nhiều đại gia sưu tầm và săn tìm về trồng trong khuôn viên nhà hoặc công ty. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, do việc nhân giống và trồng cây tùng la hán trở nên phổ biến. Giá bán cũng mềm hơn và được nhiều người yêu cây cảnh tiếp cận hơn.

Ngoài tự nhiên, cây la hán tùng có thể cao từ 20 – 30 mét. Tuy nhiên khi mang về trồng trong chậu, hoặc khuôn viên nhà. Các nghệ nhận đã thu gọn nó thành một tác phẩm chỉ còn 1 đến 2 mét. Thậm chí các tác phẩm bonsai từ cây tùng la hán chỉ vài chục cm.

Vạy làm sao để chăm sóc cây tùng la hán phát triển tốt khi trồng trong chậu. Bài viết hôm nay, WIKICAYCANH.COM sẽ tổng hợp và chia sẻ đến tất cả bạn đọc về chủ đè này !

Đặc điểm sinh học của cây tùng la hán

Lá - Hoa - Trái cây tùng La Hán - Ảnh: Internet
Lá – Hoa – Trái cây tùng La Hán – Ảnh: Internet
Tên khoa họcPodocarpus Macrophyllus
Tên Tiếng ViệtTùng la hán, la hán tùng, tùng vạn niên, vạn niên tùng, cây thông la hán
Kích thước cây trưởng thànhCao đến 10 – 20 mét và đường kính thân đến 30cm
Đặc điểm hình dáng và thân câyCây tùng la hán là cây gỗ lớn, vỏ ngoài màu nâu, thường sần sùi. Có nhiều vết nứt ngang dọc tạo thành vảy trên thân.
Cành cây xếp thành tầng ngang, gốc cành càng dài, tán càng rộng. Cây càng cao thì cành sẽ thu ngắn dần tán nhỏ lại
Đặc điểm lá câyLá cây vạn niên tùng có hình kim dài, nhỏ nhọn và thưa xen kẽ. Lá non chuyển sang màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu xanh đậm.
Đặc điểm hoaHoa có màu trắng đơn sắc. Hoa đực là hoa hình trụ dài mọc lẻ loi ở đầu cành. Hoa cái có lá bắc và lá nõn dính vào với nhau.
Quả cây tùng la hánVỏ có nhiều mắt nhọn và lởm chởm. Quả có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu nâu khi quả già. Quả thường được thu hoạch vào tháng 11, 12 âm lịch.
Đặc điểm sinh trưởngGiống cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp trồng trong môi trường có khí hậu ẩm và mát mẻ. Cây có thể chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng, rất ít bị sâu bệnh. Cây thường ít khi thay lá, khoảng 5 năm 1 lần.
Thông tin tham khảo tại wikipedia.org

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tùng la hán trong chậu

Để chăm sóc cây vạn niên tùng đẹp cần phải biết kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách. Có hai cách trồng: trồng theo kiểu bonsai hoặc trồng trong chậu kiểng, trồng công trình.  Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây trong chậu Bonsai.

1/ Cắt tỉa và tạo dáng cho cây

Nên chọn trồng những cây tùng có bộ rễ phát triển mạnh, rễ chùm và lan rộng. Thân chính có độ cong và cánh nhánh nhiều. Hình dáng thấp và khỏe để có thể tạo hình cây cảnh nghệ thuật.

Tùng la hán dáng bay
Tùng la hán dáng bay – Ảnh: Internet

Cây vạn niên tùng có thể cắt tỉa quanh năm và củ yếu là cắt ngọn. Ngắt ngọn có thể thúc đẩy cây đâm chồi và làm cho cành phát triển nhiều hơn. Khi cắt tỉa nên cắt bỏ những cành dài và mọc không theo thứ tự.

Bênh cạnh cắt tỉa cành, để nâng cao giá trị thẩm mĩ cho cây, bạn có thể tỉa lá. Tuy nhiên khi tỉa lá cây tùng la hán cần giữ lại nách lá để không làm tổn thương các chồi non.

2/ Chế độ nước tưới cho cây tùng la hán

Tùng la hán là loại cây ưa ẩm ước, nên cần phải duy trì việc tưới nước đều đặng cho cây. Tuy nhiên nó cũng không ưa ngập úng, nên bạn cần sử dụng chất trồng phải thoát nước tốt. Và cũng không tưới nước quá nhiều. Tùy vào từng mùa và từng điều kiện thời tiết mà ta có thể tưới nước cho nó như sau:

+ Mùa xuân và mùa thu: khoản 2 ngày bạn sẽ tưới nước cho cây 1 lần

+ Vào mùa hè: Có thể tưới cây mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều tối

+ Vào mùa đông: cứ 3 ngày bạn cần phải tưới nước cho cây 1 lần nhé

3/ Bổ sung dinh dưỡng và phân bón cho cây tùng la hán

Trong tự nhiên Tùng la hán là loại cây có sức khỏe tốt, thích ứng được với nhiều môi trường sống khắc nghiệt. Nên nó cũng không dòi hỏi quá nhiều vào việc bón phân. Tuy nhiên khi mang về trong trong sân vườn, chậu cảnh, chúng ta cần phải bổ sung phân bón định kì giúp nó phát triển tốt hơn.

Tùng la hán Nhật Bản tiền tỷ tại Việt Nam

Đối với cây tùng la hán, chủ yếu chúng ta bổ sung thêm phân Đạm vào mùa xuân. Sử dụng bằng cách pha thật loãng và tưới vào gốc cây. Cũng cần bổ sung thêm lượng lân và kali nhé !

3/ Kỹ thuật thay chậu cho cây

Trung bình khoản 2 năm trồng thì ta nên thay chậu cho cây 1 lần. Thời điểm thích hợp để làm việc này là vào mùa xuân. Khi tiến hành thay chậu bạn bỏ đi 1/2 lượng đất rồng cũ đi và thay vào bằng chất trồng mới. Cắt bỏ bớt những phần rể dài, hư hoặc khô để cây có thể tiếp tục phát triển bộ rễ.

Đối với các cây có đường kính thân to hơn, bạn cũng nên chọn các loại chậu có kích thước phù hợp. Để cây có thể phát triển tốt hơn nhé.

cây thông la hán đẹp tại Việt Nam

Đất mới để trồng cây thông la hán cần được bón phân để bổ sung dinh dưỡng. Phân chính là bột xương và bánh bả lên men. Sử dụng với tỉ lệ 20:1 (20 đất và 1 phân).

Mẹo nhỏ: Bạn có thể phun lên mặt lá dung dịch nước tiểu 0.1% sẽ giúp cho lá cây tùng la hán có màu sáng xanh đẹp mắt.

4/ Phòng trừ bệnh hại và sâu bệnh

Sâu bệnh trên cây tùng la hán chủ yếu là nha trùng, trùng cánh cứng, nhện đỏ, rầy mềm, rệp sáp, sâu vẻ bùa …

Cách nhận biết

khi bạn thấy lá cây có màu đen. Rệp thường chí bám ở các búp lá non, chúng phát sinh theo mùa, thường vào đầu xuân hay cuối thu.

Cách đều trị

Nhện đỏSử dụng thuốc trừ sâu ROGO có nồng độ 40% pha với nước theo tỉ lệ 1/800 để phun lên cây.
Rệp sápBạn có thể dùng thuốc trừ rệp hoặc dùng thuốc diệt muỗi.
Rệp láLoại rệp này chỉ cần phun thuốc diệt rệp vài ba lần, mỗi lần cách nhau một tuần là được.
Rầy mềm, Sâu vẽ bùaCó thể sử dụng dầu khoáng DC – Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Những câu hỏi thường gặp

Cây tùng la hán của tôi lá bị cong và màu trắng bệch là bệnh gì ?

Với mô tả như trên có thể cây tùng la hán của bạn bị nấm lá, nó phát sinh do tùng la hán đặt ở nơi độ ẩm cao, thiếu ánh nắng. Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau nhé !
Để cây ra nắng, dùng nước xà phòng rửa chén bát pha loàng với nước lã tỷ lệ 50-50. Lấy mảnh vải màn mỏng, nhúng nước xà phòng lau từng lá bị bệnh, cả mặt trên và dưới, nếu chỉ phun nước xà phòng thì không có tác dụng. Lau đến đâu, nấm bong ra đến đó, lá sẽ sạch và xanh trở lại.

Lá cây tùng la hán nhà tôi bị sâu bẽ bùa thì phải làm sao ?

Bạn có thể sử dụng dầu khoáng DC – Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác

Cây nhà tôi ngọn non bị khô khi mới mọc ra thì phải làm sao ?

hi cây bị tình trạng trên hãy phun Ridomil sau đó bón Dynamic, khoảng 1 tuần sau thì phun lại Ridomil và tưới Rong Biển.

Cách nào để trị rệp sáp bám trên búp non của cây tùng la hán hiệu quả không ?

Bạn có thể dùng thuốc trừ rệp hoặc dùng thuốc diệt muỗi. Khi dùng thuốc xịt muỗi bạn nên phun đẫm ướt lá trước bằng nước, rồi xịt thuốc, sau một lát rệp sẽ chết, bạn tiếp tục phun nước lần nữa để rửa thuốc đi. Bạn chỉ cần xịt thuốc 1 lần, tuy búp lá non có thể bị tổn tương chút ít những sẽ phát triển trở lại bình thường.

Trên đây là những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây tùng la hán trong chậu cảnh. Bài viết được WIKICAYCANH.COM sưu tầm và viên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn chăm sóc được những chậu tùng La hán thật đẹp nhé

4/5 - (4 bình chọn)