Hoa phong lữ: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Hoa phong lữ thảo là lọa cây cảnh nội ngoại thất đẹp được nhiều người ưa chuộng. Có nhiều màu sắc như: đỏ, tím, hồng... Được sử dụng làm quà tặng cho bạn bè và người thân.

hoa phong lữ thảo

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn. Cách trồng và chăm sóc hoa phong lữ thảo tại nhà. Cũng như tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa của cây trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

1. Thông tin chung về hoa phong lữ thảo

1.1 Đặc điểm sinh học

Tên tiếng AnhGeranium
Tên tiếng ViệtPhong lữ thảo, phong lữ thảo đứng, phong lữ thảo lùn, hoa phong nữ
Đặc điểm nhận dạngĐây là loại cây thân gỗ sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao từ 20 – 50 cm. Cành nhánh phát triển tương đối mạnh.
Lá cây phong lữ có hình oval với màu xanh xẩm. Bề mặt lá có một lớp lông mịn, có mùi thơm đặt trưng.
Phong lữ có hoa với nhiều màu sắc như: đỏ, vàng, cam , tím, hồng … Hoa có 5 cánh với nụ hoa thường rủ xuống. Hoa mọc thành từng chùm mỗi chùm sẽ có từ 5 – 10 hoa nhỏ. Thời điểm ra hoa tập trung từ mùa đông đến mùa hè.
Môi trường sốngCây phát triển tốt ở điều kiện môi trường có nhiệt độ từ 16 – 28 độ C. Với nhu cầu ánh sáng ở mức trung bình. Dinh dưỡng và nước tưới ở mức trung bình cao.
Tài liệu tham khảo wikipedia.org

1.2 Phân loại hoa phong lữ thảo

Phong lữ là loài hoa có nguồn gốc từ các quốc gia Châu Âu, hiện tại có 3 loại hoa phong lữ phổ biến gồm: phong lữ đứng, phong lữ leo và phong lữ rủ.

hoa phong lữ thảo đứng
Cây đứng
hoa phong lữ rủ
Cây rủ
hoa phong lữ leo
Cây leo

1.3 Ý nghĩa của hoa phong lữ

Hoa phong lữ thảo có rất nhiều màu sắc và mỗi màu hoa sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt. Hoa màu sậm hoặc màu tím thể hiện nỗi buồn và ưu sầu trong đời sống.

Ngược lại hoa màu đỏ và hồng tượng trưng cho niềm vui, tình yêu nồng nàng. Là một món quà ý nghĩa và lãng mạng dành tặng một nữa yêu thương.

1.4 Công dụng của hoa phong lữ trong đời sống

Là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, nên nó được nhiều người chọn làm cây cảnh trang trí nội ngoại thất. Có thể trồng hoa phong lữ vào chậu treo hoặc trên ban công đều rất đẹp.

Trong ngành công nghiệp nước hoa, lá phong lữ thảo được chiết xuất và tạo thành một hương nước hoa độc đáo.

Một chậu phong lữ thảo với hoa đẹp, lá xanh mướt là một món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng bạn bè. Người thân và người yêu vô cùng ý nghĩa.

2. Kỹ thuật trồng hoa phong lữ thảo

2.1 Cách nhân giống hoa phong lữ

Hiện tại để trồng hoa phong lữ thảo tại nhà bạn có thể chọn một trong 2 phương pháp: Giâm cành hoặc gieo hạt.

+ Phương pháp gieo hạt

Bạn có thể tìm mua hạt giống hoa phong lữ tại các cửa hàng cây cảnh hoặc mạng Internet. Thời điểm trung bình từ lúc gieo hạt đến khi cây ra hoa mất khoản 18 – 20 tuần.

+ Phương pháp giâm cành

Đây là phương pháp được nhiều nhà vườn chọn để nhân giống hoa phong lữ. Để giâm cành hoa phong lữ tại nhà, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau:

giâm cành
Giâm cành hoa phong lữ tại nhà – Ảnh: Internet
  • Bước 1: Chọn những cây mẹ khỏe mạnh, có nhiều cành bánh tẻ. Cắt 1 đoạn phong lữ từ 10 – 15cm với 2 – 3 mầm mắt khỏe.
  • Bước 2: Sử dụng dao bén vạc 1 gốc 45 độ độ ở mần gốc cành. Cắt hết lá chừa lại cuốn và mầm gốc.
  • Bước 3: Cắm trực tiếp cành phong lữ vào chậu hoặc bầu ươm. Với đất trồng gồm: mụn dừa và tro trấu + cát xây dựng. Tưới giữ ẩm và đặt bầu ươm trong mát cho đến khi cây mọc rể và chồi non phát triển.

2.2 Đất trồng

Bạn nên chọn loại đất mùn tơi xốp giàu dinh dưỡng. Và phải thoát nước tốt, giữ ẩm tốt. Có thể sử dụng thêm một ít phân chuồn oai mục hoặc phân hữu cơ để bón dưới đáy chậu.

Bạn có thể tham khảo hỗn hợp đất trồng gồm: Đất mùn / đất vườn + tro trấu + mụn sơ dừa + phân chuồn oai mục. Nếu có thể bạn nên sử lý đất trồng với Trichoderma để loại bỏ các nấm bệnh hại trong đất nhé.

3. Cách chăm sóc chậu hoa phong lữ tại nhà

Việc chăm sóc hoa phong lữ cũng không quá phức tạp. Dù là loại cây có nguồn gốc từ các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên nó thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Bạn chỉ cần lưu ý môt số đặc điểm sau đây trong quá trình chăm sóc cây là được.

3.1 Vị trí trồng / đặt chậu cây phong lữ

Phong lữ là loại cây ưa ánh sáng nhẹ, bạn có thể trồng chúng dưới bóng của các cây khác. Hoặc nếu trồng trong chậu, bạn có thể đặt cây ở hiền nhà, bên cạnh cửa xổ là được.

Trường hợp trồng trực tiếp ngoài vườn, những ngày nắng nóng, bạn nên sử dụng lưới cản quang. Để giảm bớt lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào cây. Sẽ giúp cây không bị cháy lá là xấu và có thể gây chết cây.

vị trí trồng hoa phong lữ
Nên đặt chậu cây phong lữ ở nơi có ánh sáng trung bình để tránh cháy lá – Ảnh: Internet

3.2 Tưới nước đúng cách

Phong lữ thảo được biết đến là một loại cây kiểng ưa ẩm. Trong giai đoạn phát triển cây cần rất nhiều nước. Chính vì thế bạn cần cung cấp nước trung bình 2 lần mỗi ngày vào mùa nắng. Và khoản 2 lần mỗi tuần vào mùa mưa nhé.

Lưu ý: Hãy quan sát mặt chậu và đất trồng trước khi tưới nước. Dù cây ưa ẩm nhưng không chiệu được ngập úng. Nếu tưới quá nhiều sẽ làm cây bị thối rể và chết đấy.

3.3 Nên bón phân gì cho hoa phong lữ?

Trong giai đoạn đầu mới gieo hạt hoặc giâm cành, cây sẽ không cần tưới phân gì cả. Chỉ khi cây cứng cáp và chuẩn bị ra hoa. Bạn có thể sử dụng các loại phân chuồn oai muc hoặc NPK để bón định kì mỗi tháng 1 lần là đủ.

Lưu ý: Không cho phân trực tiếp vào gốc cây, hãy pha loãng và tưới xung quanh. Bổ sung thêm nhiều nước sau khi tưới phân để giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn nhé.

4. FAQ – Những câu hỏi thường gặp

Mua hạt giống cây phong lữ thảo ở đâu? Giá bán như thế nào?

Hiện tại hạt giống cây phong lữ thảo được bán khá phổ biến tại các cửa hàng cây cảnh và trên mạng Internet. Với giá bán trung bình từ 8.500đ đến 15.000đ mỗi gói.

Cách giep hạt hoa phong lữ tại nhà? Bao lâu thì cây sẽ ra hoa?

Để gieo hạt phong lữ thảo tại nhà, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau:
Bước 1: Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3-4 tiếng.
Bước 2: Làm ẩm đất rồi gieo hạt trực tiếp lên đất. Sau đó phủ 1 lớp đất mỏng hoặc mùn mỏng lên trên. 7-10 ngày là nảy hết.
==> Khi trồng chú ý tưới nước đầy đủ để cây phát triển và cho hoa sau 80-90 ngày gieo trồng. Nếu trồng chậu thì cần lấy chậu to và sâu để có đất ăn và trồng gốc sâu để cây bám dễ tốt không bị đổ.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc hoa phong lữ thảo tại nhà. Cũng như công dụng và ý nghĩa của cây phong lữ trong đời sống. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được thêm một loại hoa đẹp và ý nghĩa để trang trí nhà cửa nhé !

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?