Cúc Đồng Tiền: Sâu bệnh hại và cách phòng trừ

Hoa đồng tiền là một trong những loại hoa cảnh được người Việt Nam rất yêu thích. Với rất nhiều màu sắc rực rỡ, hoa đồng tiền còn mang ý nghĩa về tiền tài và mai mắn khi trồng.

phòng sâu bệnh hoa đồng tiền

Việc trồng hoa cúc đồng tiền tại nhà cũng không quá phức tạp hay khó khăn. Ngoài việc chăm sóc hàng ngày như: tưới nước, bón phân, cắt tải cành lá… Bài viết này, WIKICAYCANH.COM xin chia sẻ về cách phòng và trị một số loại sâu bệnh gây hại trên hoa đồng tiền. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

1. Những bệnh thường gặp khi trồng cúc đồng tiền

1.1 Bệnh phấn trắng

+ Đấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng trên hoa đồng tiền

Bệnh chủ yếu hại ở lá nhưng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hoa. Thời kỳ đầu xuất hiện những đốm mốc màu trắng trên lá, sau đó lan rộng ra thành những đốm hình tròn hoặc bầu dục lớn, màu trắng, trên phủ một lớp bụi phấn trắng. Cây bị bệnh lá sẽ xoắn lại, khô xám. Nếu bệnh nặng sẽ lan truyền đến cành hoa, làm cho cành hoa nhỏ, chất lượng kém, năng suất thấp.

Bệnh phấn trắng (Oidium geberathium)
Lá cây hoa đồng tiền bị bệnh phấn trắng – Ảnh: Internet

+ Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ và ẩm độ cao. Tưới nước và bón đạm nhiều, cây rậm rạp, ánh sáng yếu, vườn không thông thoáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh.

+ Cách chữa trị bệnh phấn trắng

Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Carbendazim,  Azoxystrobin + Difenoconazole,  Hexaconazole, Diniconazole phun theo nồng độ và liều lượng ghi trên nhãn thuốc.

+ Làm sao để phòng bệnh phấn trắng trên hoa đồng tiền?

Bón cân đối phân, tỉa lá tạo thông thoáng cho vườn, chú ý giữ ẩm độ và cách tưới nước cho cây.

1.2 Bệnh đốm lá

+ Dấu hiệu nhận biết: Thường xuất hiện trên các lá trưởng thành các đốm hình tròn. Hoặc hình bất định  từ màu vàng nhạt chuyển sang màu nâu đậm và đen.

Alternaria sp Gerbera
Lá cây cúc đồng tiền bị bệnh đốm – Ảnh: Internet

+ Nguyên nhân: Bệnh đốm vàng do Alternaria sp. và  bệnh đốm đen do Cecosposa sp. gây ra. Phát triển mạnh khi độ ẩm môi trường cao.

+ Cách chữa trị: Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Azoxystrobin Difenoconazole, Carbendazim, Mancozeb… Sử dụng theo nồng độn và liều lượng khuyến cáo

+ Cách phòng bệnh đốm lá trên hoa đồng tiền: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, bón cân đối N: P: K. Duy trì ẩm độ đồng ruộng thấp, tránh tưới nước vào chiều tối và tưới lên lá.

1.3 Bệnh lá héo vàng

+ Cách nhận biết: Bệnh làm cho cây bị chết rũ, khi nhổ cây lên thì phần ngang mặt đất bị thối đen.

bệnh héo vàng Fusarium sp
Hoa đồng tiền bị bệnh héo vàng – Ảnh: Internet

+ Nguyên nhân: Có thể do nấm Fusarium sp. hoặc Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi cây bắt đầu cho hoa trở về sau, phát triển mạnh khi vườn quá ẩm ướt.

+ Chữa trị cây bị héo vàng: Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ:  Iprodione, Fosetyl  aluminium, metalaxyl + mancozeb, Thiopnate-Metyl phun thẳng vào gốc cây theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo.

+ Cách phòng bệnh héo vàng trên cúc đồng tiền: Luân canh cây trồng, nhổ bỏ cây bệnh, rải vôi xử lý đất trước khi trồng cây mới. Dùng giống trẻ, khỏe, điều chỉnh độ ẩm khi trong vườn hợp lý. Làm đất cho thật kỹ, có thể dùng Foocmon hoặc Metyl bromide để khử trùng đất trước khi trồng.

1.4 Bệnh mốc xám trên hoa

+ Nguyên nhân: Nấm có màu xám như tro bếp do nấm Botrytis gây ra.

+ Làm sao để nhận biết được bệnh mốc xám trên hoa đồng tiền? Bệnh chủ yếu gây hại trên hoa, phần giữa cổ hoa và tràng hoa. Trường hợp bệnh nặng sẽ phát triển trên cánh hoa. Khi gây hại, nấm làm tắt mạch của cành hoa ngăn cản sự vận chuyển nước lên nụ và hoa, làm cho hoa bị vàng, gục xuống.

Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)
Cây hoa đồng tiền bị bệnh mốc xám trên lá – Ảnh: Internet

+ Cách chữa trị: Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Iprodione, Chlorothalonil, Thiophanate-Methyl.

+ Cách phòng bệnh mốc xám: Điều chỉnh ẩm độ của vườn hợp lý, không nên tưới nước quá muộn tạo ẩm độ cao vào ban đêm là điều kiện để bệnh phát triển mạnh.

2. Các loại sâu hại phổ biến trên cúc đồng tiền

Trong quá trình chăm sóc hoa cúc đồng tiền tại nhà, ngoài việc tưới nước, bón phân, cắt tỉa cành lá. Bạn cũng nên quan sát cây mỗi ngày để phát hiện ra các loại sâu / côn trùng gây hại. Sau đây là các loại sâu và côn trùng gây gại trên cây hoa đồng tiền phổ biến.

Tên sâu / côn trùngNhận biếtCách phòng trừ

 Nhệnđỏ(Tetranychus sp.)

Có kích thước rất nhỏ màu vàng hoặc đỏ, thường xuất hiện khi cây bắt đầu ra hoa. Nhện chích hút làm hoa không nở được hoặc méo mó, làm lá bị xoăn lại ảnh hưởng đến quang hợp. Khi phát triển thành dịch thì rất khó trị.Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ Diafenthiuron, Hexythiazox, propargite, Abamectin, Fenpyroximate Emamectin benzoate…

Bọ trĩ: (Frankliniella occidentalis)

Thường sinh sống trên lá và ngọn non của cây và hoa, chúng chích hút nhựa cây làm ngọn cây không phát triển bình thường được, làm hoa biến dạng, đổi màu.Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Imdacloprid, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran, Emamectin benzoate

Bọ phấn 

(Trialeuroides vaporariorum)
Bọ phấn phân bố rất rộng, hại trên nhiều đối tượng. Trong nhà ấm  thì phát sinh quanh năm, mỗi năm có từ 10-12 lứa. Con trưởng thành có màu trắng thường bám ở mặt dưới lá để chích hút nhựa cây ảnh hưởng đến năng suất hoa đồng tiền. Ấu trùng đục lá tạo nên các đường hầm trên lá.Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Thiamethoxam, Dinotefuran, Oxymatrine, Diafenthiuron.
Để phòng trừ cần phát cỏ dại xung quanh nhà lưới để ruồi trắng không có nơi trú ngụ, có thể dùng bẫy vàng để vây bắt.

Sâu hại hoa (Spodoptera litura)

Chúng thường cắn phá, hại hoa làm giản năng suất và chất lượng hoa.Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ Abamectin, Emamectin, Cypermethrin
Sâu đất (Agrotis upsilon Rott.)Loại sâu này thường cắn ngang gốc cây, đặc biệt là cây mới trồng. Chúng thường hoạt động vào ban đêm nên cần phun thuốc vào các buổi chiều tối sau khi đã tươi đất thật ẩm. Cần phải phun ngay sau khi trồng và chỉ phun 1-2 lần trong tuần đầu tiên.
Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Diazinon, Abamectin,  Cypermethrin + profenofos, Esfenvalerate.

3. FAQ – Những câu hỏi thường gặp khi trồng cúc đồng tiền tại nhà

Mua thuốc trừ sâu bệnh trên hoa đồng tiền ở đâu?

Bạn có thể mua tại các cửa hàng cây cảnh hoặc cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Có thể tìm mua cả trên mạng Internet nhé.

Nên bón phân gì để hoa cúc đồng tiền mau lớn và có hoa đẹp?

Trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn nên bổ sung thêm các loại Phân hữu cơ (Phân gà, phân dê, phân bò…). Kết hợp với phân NPK và các loại phân đa lượng, vi lượng ở dạng dễ tiêu cây cần nhưng không làm mất cân đối dinh dưỡng trong cây.

Trên đây là thông tin về những loại sâu, công trùng và bệnh gây hại trên hoa cúc đồng tiền. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc cho chậu cúc đồng tiền của mình tại nhà thật tốt nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?