Hôm nay, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn “Cách trồng và chăm sóc cây thụy hương”. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé !
1. Thông tin về cây thụy hương
Tên tiếng Anh | Daphne odora |
Tên tiếng Việt | Thụy hương, bồng lai tử, phong lưu thụ, hoa Liên thái |
Đặc điểm nhận dạng | Thụy hương là loại cây bụi thường xanh sống lâu năm, với kích thước không quá cao. Lá dài nhọn, có chất sáp bóng. Hoa mọc trên đỉnh cành, thành chùm, mỗi chùm có từ 30 ~ 50 bông, có mùi thơm nồng. Màu sắc của hoa có 3 màu là đỏ, tím, trắng. + Cây có hoa màu tím được gọi là “Tử hoa thụy hương”. + Cây có hoa đỏ được gọi là “Hồng hoa thụy hương”. + Cây có hoa trắng được gọi là “Bạch thụy hương”. + Cây có viền lá màu vàng được gọi là “Kim Biên Thụy hương”. Hoa của “Kim biên thụy hương” mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 30 ~ 40 bông, nụ hoa màu đỏ. Sau khi nở có màu trắng nhạt, bên trong hoa có chỗ chấm màu vàng, có mùi thơm nồng. Cây ra hoa vào trước và sau Tết. Thời kỳ hoa nở có thể kéo dài từ 30 ~ 40 ngày. Thụy hương là loại hoa quý nổi tiếng và rất hiếm. |
Nguồn gốc | Thụy hương là cây bản địa Trung Quốc và Nhật Bản |
Phân loại hoa thụy hương
2. Kỹ thuật trồng cây trong chậu
2.1 Tập tính của cây thụy hương
Thụy hương ưa sống trong môi trường bóng râm bán phần, ấm áp, ẩm và thoáng gió. Cây không chịu được lạnh, sợ úng nước, sợ nắng chiếu trực tiếp, không chịu được nhiệt độ cao.
Nhiệt độ vượt quá 25°C, cây sẽ ngừng sinh trưởng. Cây thích hợp với loại đất trồng chua, tơi xốp, màu mỡ, ẩm và thoát nước tốt.
2.2 Ánh sáng
Thụy hương ưa bóng râm bán phần, sợ ánh nắng chiếu trực tiếp, sợ nóng bức, nhiệt độ cao. Mùa hè nên đặt cây ở nơi râm mát, thoáng gió, tránh được mưa, tránh được ánh nắng chiếu trực tiếp, tránh được gió nóng.
2.3 Nhiệt độ
Thụy hương không chịu được lạnh. Vào mùa đông, đối với cây thụy hương trồng trong chậu cảnh, cần phải đưa vào trong nhà, đặt ở nơi có nhiều ánh sáng để chăm sóc.
Bạn nên Duy trì nhiệt độ trong nhà khoảng 5°C, thì cây có thể an toàn sống qua mùa đông. Nếu nhiệt độ quá thấp, thì lá cây bị tổn thương do lạnh. Vào buổi trưa, nhiệt độ môi trường khá cao, nên phun xịt nước xung quanh chậu cảnh.
2.4 Đất trồng cây thụy hương trong chậu
Có thể dùng đất vườn, đất lá mục và cát theo tỷ lệ 5:4:1 để phối trộn đất trồng cây thụy hương. Trước khi trồng cây cần phải bỏ một ít phân bánh dầu ủ hoai vào chậu để làm phân bón lót. Cứ cách khoảng 2 năm, thì lại thay chậu thay đất cho cây 1 lần vào tháng 3.
3. Cách chăm sóc chậu cây thụy hương tại nhà
3.1 Tưới nước đúng cách
Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, nên giữ cho đất trồng ẩm ướt. Vào mùa xuân, sau khi cây nở hoa, vẫn phải giữ cho đất ẩm ướt, không được thiếu nước.
Vào mùa hè, thụy hương ở vào trạng thái ngủ nghỉ. Việc tưới nước phải tuân thủ nguyên tắc “Thà để cho đất khô, chứ không để cho đất ướt, tưới nước ít, phun sương nhiều”.
Mùa thu cây ra nụ, không được tưới nhiều nước. Nếu không, quá trình sinh trưởng sinh sản của cây sẽ trở thành sinh trưởng dinh dưỡng.
3.2 Bón phân
Đối với cây trồng ở sản vườn, thì trong quá trình cây sinh trưởng chỉ cần bón thúc từ 1 – 2 lần. Vào mùa đông, có thể đào rãnh xung quanh cây để bón phân.
Đối với cây trồng trong chậu cảnh, mỗi tháng nên bón từ 1 – 2 lần nước phèn pha loãng. Thời kỳ cây ra hoa nên bón thêm phân lần và phân kali.
Sau thời kỳ ra hoa, bón phân đạm là chủ yếu, để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng. Mùa hè, ngừng bón phân.
3.3 Cắt tỉa
Cây thụy hương lớn rất nhanh, vì thế cần phải thường xuyên cắt tỉa cho cáy. Mùa xuân, có thể cắt tỉa bớt những cành mọc quá tốt, để giữ cho cây có dáng đẹp.
Sau thời kỳ ra hoa, có thể cắt tia để tạo dáng cho cây. Chủ yếu là cắt tỉa những cành làm ảnh hưởng đến dáng của cây. Chẳng hạn như những cành khô, cành yếu, cành sâu bệnh. Cành quá dày, cành mọc vượt, hãm những cành mọc quá tốt. Để cho cây có dáng cán đối, từ đó nâng cao giá trị thưởng thức của cây.
4. Cách nhân giống cây thụy hương
Thông thường người ta thường sử dụng phương pháp giảm cành và chiết cành cao để nhân giống thụy hương. Trong đó, phương pháp giâm cành được sử dụng nhiều hơn.
4.1 Cách giâm cành cây thụy hương
Giâm cành có thể tiến hành trong ba mùa là mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Vào mùa xuân, thường tiến hành giảm cành từ tháng 2 đến tháng 3.
Chọn cành khỏe mạnh 1 năm tuổi, rồi cắt ngắn thành từng khúc có chiều dài khoảng 10 cm, nhớ giữ lại từ 2 – 3 lá ở phía ngọn.
Giâm cành vào mùa hè và mùa thu lần lượt tiến hành vào khoảng tháng 6 ~ tháng 7 và tháng 8 – tháng 9. Lựa chọn cành khỏe mạnh làm cành giâm.
Bạn có thể sử dụng đất vườn ươm sử dụng cát sông hoặc đá Vermiculite. Cắm ngập 1/3 – 1/2 cành vào đất vườn ươm.
Sau khi giâm cành xong thì tưới nước thật đẫm, sau đó dùng màng bọc để trùm lên.
Lưu ý:
- Cần phải giữ cho đất vườn ươm ẩm ướt, không được quá khô, cũng không được quá ướt.
- Nếu giậm cành vào mùa hè, thì cần phải nhớ che nắng.
- Giâm cành vào mùa thu, phải nhớ phòng chống lạnh.
- Thông thường từ 1 – 2 tháng cành mọc rễ. Sau đó, có thế trồng vào trong chậu cảnh.
4.2 Hướng dẫn chiết cành cây thụy hương
Chiết cành thụy hương thường được tiến hành vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 4, khi cây mọc chối mới. Trước tiên cần lựa chọn cành khỏe mạnh từ 1 2 tuổi.
Dùng dao cắt khoanh khoảng 2cm, tách bỏ hết vỏ. Sau khi bóc bỏ lớp vỏ xong dùng dao cạo sạch lớp nhớt để tránh cho vỏ tái sinh. Bạn để từ 1 đến 2 ngày cho vỏ ráo nhựa hoặc dùng giẻ lau kỹ phần cắt.
Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt. Tiếp theo dùng đất bó bầu. Dùng ni-lon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng lạt buộc 2 đầu bầu.
Chú ý: dây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng.
Thông thường, khoảng hơn 2 tháng sau, rễ sẽ mọc. Cuối mùa thu có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ để trồng vào ở chỗ khác.
5. Phòng chống sâu bệnh
Sâu hại đối với cây “kim biên thụy hương” chủ yếu là rầy mềm và rệp vảy, phần lớn xuất hiện khi khí hậu khô nóng, cần phải kịp thời phòng trị. Bệnh hại chủ yếu là do vi khuẩn gây ra.
Cây bị nhiễm bệnh thường có những đốm màu trên mặt lá. Cây ra hoa kém và ngừng sinh trưởng. Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh thì phải đào cả gốc lên đồng thời đốt thiêu hủy để ngăn chặn bệnh lây lan sang cây khác.
6. Những câu hỏi thường gặp khi trồng cây thụy hương
Sau đây là một số nguyên nhân có thể khiến cây thụy hương rụng lá:
+ Tưới nước quá nhiều: Vào mùa đông, tưới nước cho cây quá nhiều, hoặc sau khi cây bị ướt mưa không kịp thời đổ hết nước ngập úng trong chậu cảnh đi, khiến cho rễ không hô hấp được ô-xy, từ đó khiến cho rễ bị thối và cây bị rụng lá.
+ Đất trồng không phù hợp: Thụy hương ưa loại đất trồng tơi xốp, màu mỡ và hơi chua. Nếu sử dụng loại đất trồng có tính kiềm, thì có thể khiến cho cây bị rụng lá.
+ Đất trồng quá khô: Thụy hương ưa môi trường ẩm ướt, sợ nhiệt độ cao và khô hạn. Nếu đất trồng quá khô, khiến cho rễ cây không hấp thụ được nước trong thời gian dài, thì lá sẽ bị khô héo.
Hiện tại thụy hương được các nhà vườn nhân giống và bán phổ biến ở các cửa hàn cây cảnh. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử. Với giá bán tham khảo từ 160.000đ/cành chiết.
Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây thụy hương trong chậu. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm một loại hoa đẹp nở vào mỗi dịp Tết.