Cây sò huyết: Công dụng, cách trồng và chăm sóc

Cây sò huyết hay còn được gọi là cây lẻ bạn. Đây là loại cây cảnh nội thất đẹp được nhiều người trồng tại nhà. Trong dân gian, đây còn là vị thuốc chữa ho và cảm hiệu quả.

cây sò huyết hay còn gọi là cây lẻ bạn

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu về “Cây sò huyết – Cây lẻ bạn“. Cũng như là cách trồng và chăm sóc cây tại nhà. Những công dụng chữa bệnh của cây lẻ bạn mang lại.

1. Thông tin về cây sò huyết

1.1 Đặc điểm sinh học

Tên tiếng AnhTradescantia spathacea , Tradescantia discolor
Tên tiếng ViệtCây sò huyết, cây sò tím, cây sắc màu, cây lẻ bạn, cây bạng hoa
Nguồn gốcCây mọc nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới
Đặc điểm nhân dạngSò huyết là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cây trưởng thành có chiều cao trung bình 20 – 30cm.
Lá cây có dạng lưỡi mát, mọc thành từng bẹ xung quanh thân. Mặt dưới lá có màu tía mặt trên có màu xanh lục. Lá cây lẻ bạn có chiều dài trung bình từ 15 – 30cm.
Cây có hoa màu trắng và vàng, quả kích thước nhỏ chỉ khoản 3-4mm.
Tài liệu tham khảo wikipedia.org

1.2 Hình ảnh của cây sò huyết

cây sò huyết ra hoa
Cây lẻ bạn ra hoa – Ảnh: Internet

2. Công dụng của cây sò huyết

2.1 Dùng làm cây cảnh trang trí

Với màu sắc lá vô cùng đặc biệt gồm 2 màu xanh và tía. Cây lẻ bạn được nhiều người trồng làm cây cảnh trong sân vườn, ban công, hoặc trồng trong chậu để bàn.

Cây còn đường ứng dụng để trồng làm đẹp cảnh quan đường phố, công viên, các toà nhà lớn. Vì sò huyết rất dễ trồng và không tốn quá nhiều công chăm sóc.

Cây sò huyết trồng trong chậu để bàn đẹp mắt
Cây sò huyết trồng trong chậu để bàn đẹp mắt – Ảnh: Internet

2.3 Hỗ trợ điều trị bệnh

Trong y học, cây sò huyết là một vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh như: ho, cảm, chống viêm, cầm máu và giải độc.

Thông thường người ta sẽ sử dụng hoa của cây lẻ bạn tươi hoặc phơi khô để làm thuốc điều trị bệnh. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh bằng cây lẻ bạn.

Công dụngCách dùng
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khí quảnHoa sò huyết 15g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với đường phèn hoặc mật ong 10g. Đem hấp cách thủy trong 15-20 phút. Để nguội, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Hỗ trợ trị cảm, sốt và đau đầuHoa sò huyết 15g, rễ cây chòi mòi 10g, vỏ cây kim phượng hoa vàng 10g, phơi khô, thái nhỏ, sắc sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Uống 3-5 ngày.
Tiểu tiện không thôngHoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 7 ngày.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần liên hệ với trung tâm y tế hoặc bác sĩ chuyên môn để tìm hiểu về cách sử dụng cây sò huyết trong điều trị bệnh nhé. Nội dung được tham khảo tại suckhoedoisong.vn

3. Cách trồng và chăm sóc cây sò huyết tại nhà

3.1 Nhân giống cây sò huyết

Cây lẻ bạn có thể được nhân giống theo nhiều cách: gieo hạt, giâm lá, chiết cây con đều được. Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp tách cây con từ bụi mẹ để trồng.

3.2 Cách trồng cây tại nhà

Trồng cây sò huyết tại nhà cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lưu ý một số điểm sau đây là có thể trồng được 1 chậu cây lẻ bạn đẹp.

cách trồng cây tại nhà

+ Đất trồng cây

Cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, bạn cần chọn loại đất trồng tốt. Có thể sử dụng đất mùn tơi xốp ngoài vườn. Trộn thêm ít phân chuồn oai mục hoặc phân hữu cơ như: phân trùn quê, phân gà…. Bổ sung thêm tro trấu và mụn dừa để tăng giữ ẩm và thoát nước tốt.

+ Dụng cụ trông

Có thể trồng cây trong chậu, hoặc trực tiếp dưới đất cũng được. Tuy nhiên nếu trồng trực tiếp ngoài vườn, bạn nên tạo thành các mô cao để trồng. Nó vừa đẹp lại có thể thoát nước tốt vào mùa mưa.

+ Trồng cây lẻ bạn đúng cách

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như trên và cây giống sò huyết . Bạn tiến hành tạo một lỗ trồng cây có độ sâu từ 5 – 10cm. Sau đó đặt cây con vào, lấp đất và dùng tay ép chặt xugn quanh gốc cây.

Lưu ý: Không được trồng cây quá sâu hoặc quá nông nhé. Nếu quá sâu cây sẽ bị thối gốc và rể. Còn trồng quá nông(Cạn) khi tưới nước sẽ rất dễ làm cây bị ngã đỗ đấy.

3.3 Chăm sóc chậu sò huyết tại nhà

Cây sò huyết nếu được trồng đúng cách và có giống tốt thì nó rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên bạn cần chăm sóc kỹ thì cây mới mau lớn, màu đẹp và nhảy nhiều cây con.

chăm sóc cây sò huyết tại nhà

+ Tưới nước

Cây có nhu cầu nước cao, nhưng không chiệu được úng. Bạn có thể tưới cây mỗi ngày 2 lần lúc sáng và chiều tối vào mùa hè. Những ngày mưa hoặc mùa đông bạn có thể 2 ngày mới tưới 1 lần nhé.

+ Bón phân

Có thể sử dụng các loại phân chuồn oai mục để bón xung quanh gốc cây nếu trồng ngoài vườn. Trường hợp bạn trồng trong chậu, hãy sử dụng phân NPK pha thật loãng để tưới quanh gốc định kì mỗi tháng 1 lần là đủ.

+ Cắt tỉa lá và dọn cỏ dại

Cây sò huyết lớn rất nhanh khi được chăm sóc kỹ. Nên bạn cần thường xuyên loại bỏ những lá già khô héo quanh gốc. Để trách các loại nấm bệnh phát triển.

Loại bỏ cỏ dại quanh gốc cây nếu trồng ngoài vườn. để tránh trường hợp cỏ dại tranh dinh dưỡng từ phân bón với cây của bạn nhé.

+ Phòng trừ sâu bệnh

Cây thường bị các loại sâu ăn lá tất công, nếu trồng ít, bạn có thể quan sát và bắt chúng bằng tay. Rệp cung là loài gây hại cho cây sò huyết. Hãy sử dụng các loại thuốc diệt rệp để loại bỏ chúng khi phát hiện nhé.

Xem thêm: Cách tiêu diệt rệp hiệu quả mà khong cần dùng đến thuốc

4. Những câu hỏi thường gặp khi trồng cây lẻ bạn tại nhà

Mua cây sò huyết ở đâu? Giá bán cây lẻ bạn như thế nào?

Cây sò huyết được bán khá nhiều tại các cửa hàng cây cảnh. Hoặc bạn có thể tìm mua cây lẻ bạn ở các trang thương mại điện tử như tiki, shopee, lazada…. Với giá bán tham khảo từ 7.000đ -20.000đ mỗi cây tuỳ theo kích cỡ

Cây lẻ bạn chữa bệnh gì ?

Cây lẻ bạn hay còn được gọi là cây sò huyết không chỉ được trồng để làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Với thành phần hóa học khá đa dạng, loại cây này được ứng dụng lâm sàng trong các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp, ho, đau đầu, cảm sốt, đại tiện ra máu…

Trên đây là thông tin về cây sò huyết cũng như cách trồng và chăm sóc cây tại nhà. Nội dung được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được thêm một loài cây cảnh đẹp và có công dụng chữa bệnh tại nhà nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?