Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng làm Bonsai tại nhà

Cây đinh lăng từ lâu được xem là một dược liệu quý, một loại rau trong ẩm thực. Những năm gần đây, nhiều người còn trồng đinh lăng làm cây cảnh / Bonsai trang trí nhà cửa, sân vườn.

cách trồng cây đinh lăng làm bonsai

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng mọi người. Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng làm cảnh tại nhà. Cũng như tìm hiểu về những công dụng của đinh lăng trong cuộc sống. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

1. Thông tin về cây đinh lăng

Tên tiếng AnhPolyscias fruticosa
Tên tiếng ViệtCây đinh lăng, cây gỏi cá, nam dương sâm…
Đặc điểm nhận biếtLà một loại cây bụi thân gỗ gõ, với chiều cao trung bình từ 1 – 2 mét khi trưởng thành. Lá có dạng hình tròn, hoặc long chim, mọc so le và có răng cưa ở mép lá.
Khi được trồng lâu năm, đinh lăng sẽ ra hoa màu xanh nhạt hoặc xám trắng. Trái cây đinh lăng có dạng hình dẹt màu trắng bạc.
Môi trường sốngĐinh lăng thích nghi rất tốt với môi trường sống tại Việt Nam. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, bạn cần. Chọn trồng cây trong đất thịt, đất cát pha có độ pH từ 3.5 – 6.0

2. Công dụng của đinh lăng

Trong y học, đinh lăng được sếp cùng họ với sâm. Được ứng dụng vào đều trị các bệnh về thần kinh, khớp, hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, cây đinh lăng còn được sử dụng làm nguyên liệu trong nấu ăn. Sử dụng làm các món gỏi, ngọn đinh lăn non có thể sử dụng tạo hương vị và trang trí món ăn.

Ngày nay, nhiều người chọn trồng đinh lăng trong vườn nhà để làm cảnh. Có thể trồng cây trực tiếp ngoài đất vườn. Hoặc trồng vào trong các chậu và tạo dáng Bonsai đẹp mắt.

3. Cách trồng và chăm sóc đinh lăng

3.1 Cách nhân giống

Bạn có thể dễ dàng nhân giống đinh lăng theo 2 phương pháp: Gieo hạt hoặc giâm cành. Thông thường, để tiết kiệm thời gian, người ta thường chọn giâm cành đinh lăng với số lượng lớn.

giâm cành đinh lăng

Ngoài ra, với những cây đinh lăng lâu năm có đường kính thân khá lớn. Khong thể áp dụng phương pháp giâm cành vì tỉ lệ sống thấp. Nhiều người sẽ sử dụng phương pháp bó bầu để nhân giống đinh lăng.

3.2 Cách trồng đinh lăng

Trồng cây đinh lăng rất dễ, bạn chỉ cần lưu ý một số đặt điểm sau đây là có thể trồng thành công ngày thôi.

  • Vị trí trồng: đinh lăng ưa nắng ở mức trung bình. Bạn có thể trồng cây ở góc vườn hoặc trong chậu đặt ở hiên nhà đều được.
  • Đất trồng: để trồng đinh lăng tại nhà, bạn cần chuẩn bị đất trồng tơi sốp, thoát nước tốt, giao dinh dưỡng. Có thể sử dụng các loại đất trồng hoa trộn sẵn ngoài cửa hàng. Hoặc sử dụng công thức đất trồng đinh lăng sau: Đất thịt + đất cát + phân chuồn oai mục + trấu / tro trấu theo tỉ lệ 2-1-1-1 là ổn rồi đấy.
  • Tưới nước: đinh lăng cần nhiều nước trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, cây rất dễ gặp trình trạng úng/ thối rể do ngập nước. Vì thế bạn chỉ cần tưới nước khi đất trồng thật sự khô. Trung bình mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối là đủ. Vào mùa mưa, bạn có thể không cần phải tưới cho cây nếu trồng ngoài vườn.
  • Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của đinh lăng ở mức trung bình. Bạn có thể chỉ cần bổ sung các loại phân chuồn oai mục định kì 3 – 6 tháng 1 lần là đủ. Hoặc bổ sung thêm các loại phân NPK 16-16-16 là được rồi.

3.3 Phân loại cây đinh lăng

cây đinh lăng lá tròn
Cây đinh lăng lá tròn
cây đinh lăng lá nhọn
Cây đinh lăng lá nhọn

6. Trồng cây đinh lăng bonsai

Đinh lăng ngoài có bộ lá đầy, rậm rạp bóng mượt đẹp mắt. Cây còn có một bộ đế với các rể phát triển rất tốt. Chính vì đều đó, rất nhiều nghệ nhân cây cảnh đã trồng đinh lăng vào chậu. Cắt tỉa, tạo dáng thành những cây bonsai đẹp mắt.

Một vài lưu ý khi trồng cây đinh lăng bonsai:

  • Nên tưới đủ nước cho cây vì trồng trong môi trường chậu nhỏ;
  • Thường xuyên quan sát để phát hiện các loại sâu bệnh kiệp thời;
  • Bổ sung thường xuyên các loại phân bón NPK hoặc phân chuồn oai mục…
  • Cây đinh lăng phát triển rất nhanh, vì thế bạn cần phải thường xuyên cắt tỉa đẻ tạo được dáng thế bonsai đẹp mắt;

Hình ảnh cây đinh lăng Bonsai đẹp mắt

5. Tổng kết

Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng tại nhà. Cũng như tìm hiểu về tác dụng của đinh lăng trong đời sống. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được 1 loại cây cảnh đẹp và hữu ích trong đời sống hàng ngày.

5/5 - (1 bình chọn)