Bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ với bạn về “Cây cẩm nhung”. Cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa khi trồng cây cẩm nhung trong nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
1. Thông tin về cây cẩm nhung
1.1 Đặc điểm sinh học
Tên tiếng Anh | Fittonia albivenis |
Tên tiếng Việt | Cẩm nhung, cẩm nhung xanh, cẩm nhung đỏ |
Đặc điểm nhận dạng | Cẩm nhung là một dạng cây thân thảo có rể chùm. Cây trưởng thành có chiều cao trung bình 25 – 35cm. Lá cây cẩm nhung có nhiều lông min màu trắng. Có 2 màu cơ bản gồm đỏ và xanh với các gân lá màu trắng nổi bật. Đường kính lá khá nhỏ chỉ từ 1.5 đến 2cm. Hoa của cây là dạng hoa đơn, mọc ra từ nách lá và nở thành từng chùm nhiều màu. |
Điều kiện sống | Đây là loại cây cảnh có nhu cầu ánh sáng ở mức trung bình. Cây phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 20°C – 28°C và độ ẩm ở mức 60 – 70%. Nhu cầu dinh dưỡng và nước tưới ở mức trung bình thấp. |
1.2 Phân loại cây cẩm nhung
Hiện tại ở Việt Nam đang phổ biến nhất 2 loại: cẩm nhung xanh và cẩm nhung đỏ.
2. Công dụng của cây cẩm nhung trong đời sống
Công dụng đầu tiên có thể thấy của cây cẩm nhung là sử dụng làm cây cảnh nội ngoài thất rất đẹp. Cây có thể được trồng trực tiếp ngoài sân vườn, chậu ban công. Hoặc sử dụng các mẫu chậu mini để trồng thành cây để bàn rất đẹp mắt. Có thể đặt trên bàn học, bàn làm việc trong văn phòng.
Cây còn được sử dụng làm quà tặng vô cùng ý nghĩa. Tượng trưng cho một tình bạn bền vững và một tình yêu thuần khiết.
Đặc biệt: đặt chậu cây cẩm nhung trong nhà, cạnh tivi hoặc máy tính. Cây có khả năng hấp thụ các tia điện tử giúp bảo vệ da và mắt của bạn đấy.
Trong phong thuỷ, cây cẩm nhung đỏ phù hợp với người mang Mệnh Hoả và Thổ. Và cây cẩm nhung xanh hợp với người mệnh Thuỷ và Mộc. Tuỳ theo mệnh của mình mà bạn hãy chọn một chậu cẩm nhung phù hợp nhé. Hãy đặt một chậu cẩm nhung trên bàn làm việc, bàn học… Nó sẽ lan toả nguồn năng lượng tích cực, mang lại mai mắn và thành công hơn trong công việc.
3. Trồng và chăm sóc cây cẩm nhung
3.1 Nhân giống cây cẩm nhung
Hiên tại cẩm nhung được nhân giống theo 2 phương pháp là: giâm cành và gieo hạt. Tuy nhiên các nhà vườn thường chỉ áp dụng phương pháp giâm cành. Vì nó nhanh và tiết kiệm thời gian để có 1 chậu cẩm nhung để chưng trong nhà.
3.2 Kỹ thuật trồng cẩm nhung
Bạn có thể tự mình trồng 1 chậu cẩm nhung tại nhà để bàn làm việc hoặc bàn học đơn giản sau 3 bước:
Thời gian cần thiết: 7 ngày
3 bước đơn giản để trồng cây cẩm nhung tại nhà cho người mới bắt đầu:
- Bước 1: Chuẩn bị giống, đất trồng và chậu trồng
Để trồng cẩm nhung tại nhà, bạn cần chuẩn bị đất trồng là đất mùn tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Giữ ẩm và thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất gồm: Đất mùn + Tro trấu (thoát nước) + Mụn sơ dừa (giữ ẩm) + Phân chuồng oại mục (tăng dinh dưỡng).
Chọn mua cây cẩm nhung giống tại các cửa hàng cây cảnh uy tín để hạn chế được nấm bệnh sau này. Và có màu sắc lá đẹp.
Chậu trồng cây cần có lỗ thoát nước tốt. Để tránh trường hợp cây bị ngập úng rể khi tưới sau này. - Bước 2: Xử lý cây giống và chậu
Cây giống mua về bạn tiến hành tách cây ra khỏi chậu cũ. Loại bỏ hết những rễ hư và gia. Dùng kéo cắt bỏ phần cành lá bị hư, thối.
Sử dụng xỉ than hoặc vụ gốm rải một lớp mỏng ở dưới đáy chậu. Nó sẽ giúp thoát nước tốt hơn sau khi trồng cây. - Bước 3: Trồng và chăm sóc chậu cẩm nhung
Cho 2/3 đất vào chậu, đặt cây cẩm nhung giống vào xung quanh chậu hoặc tập trung ở giữa (tuỳ sở thích của bạn). Cho thêm đất vào đến 3/4 chậu và dùng tay ém chặc đất xung quanh gốc cây.
Tưới nước thật đẫm, cho đến khi nước tràn ra bên ngoài lỗi thoát nước. Sau đó đặt cây vào nơi râm mát. Sau 5 – 7 ngày quan sát thấy cây tươi, phát triển chồi ngọn thì mang cây ra ánh sáng dần.
3.3 Cách chăm sóc chậu cẩm nhung
Việc chăm sóc chậu cây cẩm nhung cũng tương đối đơn giản. Vì nhu cầu dinh dưỡng của cây tương đối thấp. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Vị trí trồng cây cẩm nhung
Cẩm nhung có thể trồng ở những nơi ánh sáng tán xạ, có thể trồng ở cửa xổ. Hoặc dưới tán của các cây cảnh to khác. Không nên để hoặc trồng cây dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp quá lâu. Nó sẽ làm lá cây bị cháy và không được đẹp.
Cây sống tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 20 – 28 độ C. Nếu đặt chậu cây trong nhà, văn phòng có điều hoà hãy lưu ý nhé. Bạn cần mang cây ra ngoài sáng 1 hoặc 2 lần mỗi tuần để chúng quang hợp và phát triển.
+ Tưới nước đúng cách
Cẩm nhung đỏ và xanh đều cần độ ẩm từ 60 – 70% để phát triển màu sắc đẹp. Bạn cần cung cấp đủ nước để cây phát triển nhé. Có thể tưới 1 -2 lần mỗi ngày khi trời nắng hoặc quá khô. Vào mùa đông hoặc mùa mưa bạn chỉ cần tưới cây 1 – 2 lần mỗi tuần.
+ Phân bón
Nhu cầu về phân bón của cây cẩm nhung tương đối thấp. Tuy nhiên do trồng trong chậu nhỏ, với lượng đất ít. Bạn cũng nên bón thêm phân tan chậm cho cây mỗi tháng 1 lần cũng tốt. Nó sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển đẹp hơn.
+ Phòng trừ sâu bệnh
Chậu cẩm nhung được chăm sóc tốt sẽ rất hiếm khi bị bệnh. Tuy nhiên bạn cần phải cắt tỉa loại bỏ lá hư để tránh bị nấm và các loại côn trùn gây hại tấn công.
Lưu ý : việc tưới nước để tránh làm cây bị ún rể nhé. Hãy quan sát chất trồng trong chậu bằng mắt và cảm nhận bằng tay. Khi chậu thật sự khô thì hãy bổ sung thêm nước cho cây.
+ Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc chậu cẩm nhung tại nhà
Bạn có thể mua cây dễ dàng tại hầu hết các cửa hàng bán cây kiểng. Hoặc trên mạng Internet. Giá bán trung bình của 1 cây cẩm nhung là 10.000đ – 100.000đ mỗi chậu. Tuỳ theo số lượng cây và chất liệu của chậu.
Cẩm nhung có 2 màu: xanh và đỏ. Tuỳ theo từng màu sắc của cây mà nó phù hợp với từng mệnh khác nhau:
+ Cẩm nhung xanh: phù hợp với người mệnh Mộc và Thuỷ
+ Cẩm nhung đỏ: phù hợp với người mệnh Hoả và Thổ
Trên đây là thông tin về cây cẩm nhung, cũng như là cách trồng và chăm sóc chậu cẩm nhung tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này , bạn sẽ tìm được thêm 1 cây phong thuỷ phù hợp với người mệnh Hoả và Thổ nhé.