6 nguyên tắt khi chế tác non bộ cho người mới

Chế tác non bộ không khó, tuy nhiên để chế tác được một hòn non bộ đẹp và đúng chuẩn thì không phải người mới tham gia nào cũng làm được.

nguyên tắc chế tác non bộ cho người mới

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ về “6 nguyên tắc cơ bản khi chế tác non bộ” dành cho người mới. Mời mọi người cùng tham khảo cách làm nhé !

1. Chế tác non bộ theo 1 bố cục hợp lý

Bố cục của hòn Non bộ là cách tạo được sự hài hòa cân đối. Giữa các phần trong một quả núi, và các ngọn giả sơn vào đúng vị trí thích hợp trong sắp xếp các be cạn. Sao cho chúng trở nên một cảnh quan đẹp đẽ, lạ mắt và ưa nhìn. Giống như thực cảnh rộng lớn bên ngoài.

Muốn được như vậy phải có sự sắp xếp hợp lý theo đúng “qui tắc” của kỹ thuật chế tác Non bộ đề ra. Tất nhiên đây là thứ qui tắc bất thành văn. Nhưng từ hàng ngàn năm m nay, từ Đông sang Tây. Biết bao nhiêu thế hệ nối tiếp của giới thưởng ngoạn cùng chấp nhận.

Nếu bố cục chặt chẽ, hòn Non bộ sẽ có giá trị rất nhiều. Ngược lại, nếu phần bố cục lỏng lẻo, rời rạc thì dù chất liệu đá có quí đến đâu. Công trình đục đẽo, giũa gọt đá có công phu đến đâu… Cũng khó lòng gây được sự chú ý thu hút được.

Nhiều người cho rằng bố cục một hòn Non bộ cũng giống như bố cục một bài luận văn của học sinh Trung học.

Nó cũng có ba phần, và mỗi phần có nhiệm vụ đặc biệt riêng. Mặc dù tất cả các phần đó cũng cùng một mục đích góp phần chuyển tải hết những điều cần thiết của đầu đề luận yêu cầu.

Nhận định đó đúng, nhưng thiết nghĩ chưa đủ. Đúng ra bố cục của hòn Non bộ chịu ảnh hưởng của luật không gian ba chiều của hội họa: cao thấp, trên dưới, xa gần. Đó là điều bất cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận biết. Vì vậy, bố cục của hòn Non bộ cần phải hết sức chặt chẽ từ đường nét. Vị trí một, như vậy mới tạo được bắt mắt đối với người xem, vốn thường khó tính.

2. Cấu tạo của 1 ngọn giả sơn

Nói đến núi thật bên ngoài, người ta chỉ tính có ba phần là ngọn núi (có nơi gọi là chóp núi), sườn núi (tức thân núi) và chân núi. Nhưng, với giả sơn nằm trong bể cạn khi chế tác non bộ. Thì ngoài ba phần đó ra còn thêm phần để núi (phần chân chìm dưới mặt nước bể cạn).

cấu tạo của một giả sơn

2.1 Ngọn núi

Ngọn núi hay chóp núi, đỉnh núi là phần cao nhất của quả núi. Ngọn núi có hai dạng: nhọn và tà. Ngọn núi nhọn là núi trẻ, và ngọn tà là núi già.

Với giả sơn, ít người chế tác non bộ chọn làm núi già mà đa số làm núi trẻ. Vì lẽ ngọn núi trẻ trông có vẻ thanh tú hơn, và theo quan niệm của đa số khách thưởng ngoạn phương Đông. Núi trẻ tượng trưng cho nguồn sinh lực dồi dào, cho sự vươn lên, trỗi dậy. Và cũng mang một phần ý nghĩa nào đó của sự thành đạt, thịnh vượng, của một tương lai đang chờ đón trước mặt. Trong khi đó, núi già là biểu hiện của sự già cỗi, sự lụn tàn.

2.2 Sườn núi

Sườn núi còn gọi là thân núi, là phần chính của quả núi. Thân núi nằm vào quãng giữa của quả núi. Sở dĩ gọi là phần chính, phần quan trọng là vì không những nó có hình dáng cao to, sâu rộng mà còn đóng vai trò quyết định về giá trị thẩm mỹ của hòn núi. Đây là cái đích ngắm chính của mọi người ngắm vào để

đánh giá sự xấu đẹp ra sao. Vì rằng, chính ở phần thân núi là.. “phần bụng” chứa những thứ “nội tạng” của núi như vách núi (nhai), khe núi (hác), các hang cốc (cốc), các động (động quật) khe suối (giản), ghềnh thác (huyền ) Do là chưa v đến các loài động thực vật vốn là những “cư dân” thường trực ở trên núi. Bu yay

Những phần “nội tạng” này nếu được sắp xếp một cách hợp lý, tạo tác đúng kỹ thuật và đạt trình độ mỹ thuật sẽ làm tăng giá trị của quả núi. Cụ nữ phải

Muốn làm tốt điều này, nghệ nhân chế tác Non bộ ngoài việc đòi hỏi có tay nghề lão luyện còn phải có vốn sống nữa. Vì nếu với một người trong đời chưa một đôi lần được thâm nhập “thực địa” trong vùng núi non, chưa đặt chân đến khe núi, đến hang động, suối thác… Thậm chí không nghiên cứu, học hỏi qua tài liệu, sách vỡ, non tác được một hòn giả sơn có hồn được. Vấn đề này chúng tôi sẽ bàn trở lại ở phần sau…

2.3 Chân núi

Chân núi là phần giáp với mặt đất, là phần chịu lực cho phần ngọn và phần thân núi từ bên trên “đè” xuống. Vì vậy, chân núi phải chắc chắn mới tạo được thế vững chãi của quả núi.

Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cần sắp xếp những tảng đá to để tạo thế vững chắc là đủ. Mà tại đây cần phải phơi bày được sức sống mãnh liệt. Người chế tác cần phải tạo được nét động bên nét tĩnh của những tảng đá vô trị. Bao gồm: những khe, những suối, những đường mòn, những ghềnh tác, ao hồ, ruộng nương… Qua hình ảnh của Ngư, Tiều, Canh, Độc, của muông thú và nhiều loại cây cỏ…

Cũng như phần thân núi, chân núi cũng nằm trong đích ngắm chính của người thưởng ngoạn. Núi đẹp hay xấu, giá trị nghệ thuật nhiều hay ít, chân núi cũng góp phần can dự vào.

2.4 Đế núi

Đối với Non bộ, đế núi cũng được coi là chân núi, nhưng chìm dưới mặt nước bể cạn. Đế núi do nằm khuất sâu dưới nước. Nên không dự phần vào việc làm tăng vẻ mỹ thuật cho non bộ. Mà chức năng thực sự của nó là làm cái bệ vững chắc để giữ vững cho khối núi bên trên được đứng yên.

Vì vậy, chỉ cần chọn những khối đá to, cục mịch cũng được rồi sắp xếp cho vén khéo, trét xi măng vào các kẽ hở cho chắc chắn là được.

3. Không gian khi chế tác non bộ

Bố cục của hòn Non bộ chịu luật không 1 gian ba chiều của hội họa. Bao gồm: Cao viễn Bình viễn và Thân viễn.

Đây là điều mà các nghệ nhân chế tác non chiêm ngưỡng cái đen toàn địa 0 đều phải tuân thủ. Nếu làm khéo việc này thì khi đứng vào những vị trí khác nhau để chiêm ngưỡng ta chỉ sẽ thấy được một phần đường nét, vị trí của núi, từ đó mới gợi được trí tò mò tìm hiểu của ta hơn…

Do đó, của một hòn non bộ không có cách nào tốt hơn là phải quan sát từ nhiều góc độ khác nhau. Có ba cách để quan sát sau đây:

  • Cao viễn: Khi bạn đứng từ chân núi để ngước nhìn lên ngọn núi cao chót vót trên kia. Từ đó ta mới cảm nhận được sự hiểm trở của quả núi, đồng thời cũng ước định được quả núi cao thấp ra sao.
  • Bình viễn: Khi bạn đứng từ núi gần để nhìn núi xa phía trước mặt. Từ đó nhận thức được khoảng cách giữa hai núi xa gần bao nhiêu.
  • Thân viễn: Là khi đứng trước núi mà nhìn ra sau núi để ước định được núi lớn hay nhỏ…

3.1 Chiều cao

Chiều cao trong không gian của Non bộ: Đây là cách tính có tính ước định mà thôi. Và cách tính này dựa vào chia cao trong không gian của núi. Thường thì phần chóp núi và phần chân núi có kích thước gần ngang bằng nhau. Chỉ riêng phần thân núi mới có chiều cao hơn cả hai phần chóp núi và chân núi gộp lại (xem hình vẽ bên trên). Sự phân định ranh giới và khoảng cách các phần này như vậy mới hợp lý..

Phần thân núi cần có chiều cao như vậy vì đây là phần quan trọng nhất của núi. Đây là cái xương sống của núi với sự kết hợp nào của sườn núi, vách núi, dốc núi, triền núi, cùng các hang động, khe, thác… Núi được đánh giá hùng vĩ hay không. Hiểm trở hay không chỉ cần thẩm định ở phần thân núi này cũng đủ biết.

chiêu cao của núi

3.2 Chiều ngang

Chiều ngang trong không gian của hòn Non bộ là chiều ngang của từng quả núi đặt trong hồ. Chiều ngang đó được tính 3 từ trái sang phải ở phần rộng nhất của quả núi:

xếp các hỗn giả con một cách Chính nhờ biết được kích thước chiều ngang không gian này của hòn Non bộ mà ta mới tính được cách sắp xếp các hòn giả sơn một cách hợp lý trong bể cạn.

Nếu đặt núi quá dày thì núi sẽ chiếm hết diện tích của mặt hồ. Ngược lại nếu đặt núi với khoảng cách quá thưa lại quá trống trải.

3.3 Chiều rộng

Chiều rộng trong không gian Non bộ là cách tính từ trước ra sau (bề dày) của từng quả núi đặt trong bể cạn ai và Nhờ biết được chiều rộng này mà ta bố trí các núi lớn (núi chủ), núi nhỏ (núi khách) hoặc các đảo trên bề cạn để diễn đạt được sự gần, xa… Y như cảnh thật ở bên ngoài, nhờ đó hòn Non bộ mới tạo được sự quyến rũ đối với người xem.

4. Vị trí núi chủ & khách khi chế tác non bộ

Trong thiên nhiên, thế núi mọc “tự do” không có một qui luật nào ràng buộc. Nên không theo một trật tự nào cả. Nhưng với giả sơn đặt trong bể cạn thì trật tự này phải được tôn trọng. Có làm được như vậy hòn Non bộ mới hấp dẫn được người xem.

  • Núi chủ là ngọn núi chính của non bộ. Với hình dáng to hơn, cao hơn so với các ngọn núi khác. Trong bể cạn chỉ có một núi chủ duy nhất mà thôi.
  • Núi khách là núi nhỏ và thấp hơn núi chủ. Và được coi là núi phụ, có thể có số nhiều trong một bể cạn.

Nói cách khác, trong một bể cạn chỉ đặt duy nhất một núi chủ, và một hay nhiều núi phụ. Một chủ tiếp một hay nhiều khách trong một lúc.

Vị trí của núi chủ và núi khách trong bể cạn được phân định rạch ròi như sau:

  • Núi chủ tuy cao to nhưng được đặt ở vị trí gần cho nổi bật. Vì chủ quan trọng hơn khách, mặc dù chủ rất hiếu khách.
  • Núi khách được đặt vào vị trí xa hơn, sâu hơn núi chủ. Với ngụ ý khách bao giờ cũng có thái độ khiêm nhường trước chủ nên có vẻ khép nép hơn.

Núi chủ và núi khách không nên đặt ngang hàng với nhau, vì như vậy không làm nổi bật được địa vị của chủ nổi bật trước khách.

Núi chủ chính giữa (nằm gần) trong khi hai núi khách có vị trí ra xa, sâu hơn. Trong trường hợp này có thể đặt núi chủ nằm hẳn về bên mặt hay bên trái của bể cạn. Và hai núi khách nằm sát nhau về phía đối diện, nhưng vị trí cũng phải sâu hơn núi chủ.

5. Áp dụng thuyết nhị nguyên khi làm non bộ

Trong thiên nhiên, thường ở đâu có núi là ở đó có sông hoặc biển (Sơn hà). Mặc dù cũng có trường hợp núi mọc giữa cánh đồng, giữa động cát, nhưng đây chỉ là số ít.

Bình tâm mà nói, núi đi chung với nước, núi có vẻ nên thơ hơn, đẹp hơn so với núi mọc trên đất liền. Vì lẽ đó, hòn Non bộ thường được đặt trong bể cạn. Từ ngàn xưa, ông cha ta cũng áp dụng phương thức này. Vì rằng cách chơi Non bộ của ta áp dụng theo thuyết “Nhị nguyên” (Dualisme cosmique). Tôn trọng sự đối xứng cặp đôi, cho rằng như vậy mới đẹp, mới hoàn hảo. Ví dụ Trời đi chung với đất (Trời đất); núi đi chung với sông, với biển (Sơn hà, non nước, sông núi); chim đi chung với cá (chim trời cá nước, chim bay cá lặn)..

Hơn nữa, núi mà được đặt trong bể cạn thì núi mới có sức sống, mới có hồn. Gồm: cây cỏ, rong rêu mới mọc được tươi tốt; mới có thác, có suối, có ghềnh, có khe.. Và, cũng nhờ có nước trong bể cạn, mới có dàn cá cảnh bởi lội tung tăng, góp phần làm sống động hơn cho cảnh trí nên thơ này

6. Chọn bể cạn

Bể cạn có thể xây chìm hay nổi, tùy theo ý thích của mỗi người. Bể cạn rộng hẹp ra sao, sâu cạn bao nhiêu và hình dáng như thế nào cũng còn tùy vào kích thước và kiểu dáng của hòn Non bộ nữa.

Không nhất thiết hòn non cao to thì bể cạn phải sâu. Điều cần là bể phải đủ rộng để dàn trải các núi lớn nhỏ vào đúng vị trí “đắc địa” của nó, để vừa khỏi làm rối mắt người xem, vừa tạo được sự hài hòa cân đối cho cảnh trí.

Diện tích các núi không được chiếm quá hai phần ba mặt nước bể cạn. Bể thuộc loại hình chữ nhật, hình vuông hay bầu dục vẫn tốt, điều cần là phải đủ rộng từ chiều dài lẫn chiều rộng, như vậy mới dễ bố trí các núi hợp với câu: “Chủ trước khách sau, Chủ gần khách xa”..

Tóm lại, nếu hòn Non bộ có bố cục vững chãi, thực hiện đúng được những qui tắc mà kỹ thuật chế tác đề ra thì đây sẽ là một tác phẩm có giá trị. Với một tác phẩm hoàn hảo như vậy thế nào cũng ẩn chứa được cả ba yếu tố Thơ-Nhạc-Họa.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản khi chế tác non bộ tại nhà dành cho người mới. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể tự mình làm được một hòn non bộ tuyệt đẹp tại nhà nhé !

5/5 - (2 bình chọn)