Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng trong vườn nhà. Bằng cách trồng trực tiếp những cây hoa hồng xuống đất vườn. Cũng như tìm hiểu về một vài cách nhân giống hoa hồng đơn giản tại vườn của bạn. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Đặc điểm của hoa hồng
Để có thể trồng hoa hồng đạt kết quả tốt, bạn cần phải hiểu rõ những đặt điểm sinh trưởng của nó. Sau đây là một số yêu cầu cơ bản mà bạn cần biết khi bắt đầu trồng hoa hồng.
- Nhiệt độ: hầu hết các loại hoa hồng thích nghi tốt với nhiệt độ từ 21 – 25 độ C vào ban ngày và 16 độ C vào ban đêm. Nếu được trồng ở khu vực có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển, số lượng và chất lượng hoa sau này.
- Ánh sáng: bất cứ loại thực vật nào cũng cần có ánh sáng. Khi trồng hoa hồng cũng vậy, bạn nên cố gắng cung cấp từ 6 – 8 giờ sáng mỗi ngày. Vì hoa hồng là loại cây ưa sáng, nếu đủ sáng cây sẽ lớn nhanh hơn và cho ra những bông hoa với màu sắc rực rỡ hơn.
- Độ ẩm: theo chia sẻ của những người trồng hoa hồng chuyên nghiệp. Độ ẩm tối ưu cho sự phát triển của hoa hồng là từ 60 – 70%. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được độ ẩm bằng nước tưới hoặc ánh sáng cho cây.
2. Chọn giống hoa hồng
Không giống như khi trồng hoa hồng trong chậu treo, trên ban công, trên sân thượng… Bạn cần lựa chọn những giống hoa hồng đặc biệt thích khi với môi trường vườn của bạn. Sau đây là lợi ý về một vài giống hoa hồng cho bạn:
- Hồng tỉ muội: đây là giống hoa hồng khá phổ biến, dễ trồng và chăm sóc. Hoa hồng tỉ muội thường có kích thước nhỏ, nở quanh năm và có hương thơm nhẹ.
- Hồng nhung: đây là giống hoa hồng được nhiều người yêu thích nhất. Vì hoa hồng nhung rất to, có màu đỏ rực rỡ và hương thơm ngào ngạt.
- Hồng phấn: cũng tương tự như hoa hồng nhung, nhưng loại này có màu nhẹ nhàng và quyến rũ hơn. Mùi hương nhẹ tạo cảm giác yên bình.
- Hồng leo: đay là loại hoa hồng rất phổ biến và được nhiều người chọn trồng trong vườn. Hoa hồng leo dễ trồng, ít sâu bệnh. Cành nhánh vươn dài, hoa buôn rủ trong rất đẹp mắt. Hoa hồng leo cũng đa dạng về màu sắc và kích thước hoa để bạn lựa chọn.
3. Kỹ thuật trồng hoa hồng trong vườn nhà
3.1 Bước chuẩn bị
Để có được những cây hoa hồng khỏe mạnh, nhiều hoa to với màu sắc đẹp. Bước chuẩn bị cần được làm thật chỉnh chu và đầy đủ nhé.
- Đất trồng: hoa hồng không phải là một loại cây kén đất trồng. Bạn có thể trồng hoa hồng với nhiều loại đất trồng cây khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo đất trồng hoa hồng luôn thông thoáng, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất trồng hoa hồng theo tỉ lệ 5-2-3 gồm: đất sạch – tro trấu – phân hữu cơ ( trùng quế, phân gà, phân bò…).
- Chậu trồng: tùy theo từng giai đoạn phát triển của hoa hồng mà bạn chọn kích thước chậu phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể trồng hoa hồng trực tiếp dưới đất vườn nhà.
- Vị trí trồng: dựa vào đặc điểm sinh trưởng của hoa hồng. Bạn cần trồng cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng, thông thoáng nhất trong vườn nhé.
3.2 Cách trồng hoa hồng trong vườn
Thời gian cần thiết: 30 ngày
Sau đây là các bước cơ bản để bạn có thể tự mình trồng hoa hồng trong vườn tại nhà.
- Xử lí đất trồng hoa hồng
Tùy theo từng loại đất trồng bạn đã chuẩn bị từ trước. Tiến hành làm tơi đất trồng, phơi ráo đất từ 1 – 2 ngày. Có thể sử dụng kèm các loại nấm đối kháng để loại bỏ nấm bệnh trong đát.
Tại những vị trí đã chọn trong vườn, tạo các lỗ kích thước vừa đủ với cây hoa của bạn. Với độ sâu từ 20 – 40 cm tùy theo độ ẩm của đất vườn nhé. - Xử lí cây hoa hồng giống
Bạn có thể chọn những cây hoa hồng con hoặc cành hoa hồng để trồng. Tuy nhiên, bạn cần có phương pháp sử lí phù hợp.
+ Trồng bằng cây con: bạn có thể tìm mua những cây hoa hồng con tại các cửa hàng bán cây cảnh. Hoặc bạn cũng có thể tự mình ươm hạt hoa hồng.
+ Trồng bằng cành: bạn tiến hành cắt những đoạn cành hoa hồng từ 15 – 30 cm. Với từ 3 – 4 mắt ngủ trên mỗi cành. Có thể nhúng những cành này vào dung dịch kích rể từ 10 – 15 phút. Sẽ giúp tăng khả năng mọc cây hơn. - Trồng hoa hồng xuống đất
+ Cây con: bạn nhẹ nhàng tách cây ra khỏi bầu đát. Đặt cây vào giữ hố đã đào sẳn, lấp đất nhẹ nhàng xung quanh cây. Bạn cũng có thể dùng tay ép nhẹ đất xung quanh gốc để cây được vững hơn nhé.
+ Giâm cành: bạn tiến hành cắm 1/3 cành hoa hồng vào các hố đất chuẩn bị sẳn. Lưu ý bạn nên cắm cành nghiên 1 góc từ 30 – 45 độ nhé.
4. Chăm sóc hoa hồng trong vườn
Để cây hoa hồng lớn nhanh, khỏe mạnh và không sâu bệnh. Bạn cần phải quan tam và chăm sóc cây mỗi ngày. Sau đây là một vài lưu ý khi chăm sóc vườn hoa hồng của bạn.
- Hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng sáng cho cây hoa hồng trong vườn. Ít nhất là 6 – 8 giờ sáng mỗi ngày để cây sinh trưởng khỏe mạnh. Hoa to, đẹp và màu sắc rực rỡ nhất .
- Tưới nước giữ ẩm theo từng giai đoạn và môi trường vườn của bạn. Trung bình từ 1 – 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Bạn cần hạn chế việc tưới cây lúc trời nắng có thể làm cây bị cháy lá và chết.
- Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ các lá hư và cành khô. Giúp tạo độ thông thoáng cho vườn hoa hồng. Tránh được các loại côn trùng và sâu gây hại hoa hồng làm tổ.
- Sử dụng các loại phân bón hoa hồng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Nó sẽ giúp cây hoa hồng khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và cho nhiều hoa hơn.
Ngoài ra, trong quá trình trồng và chăm sóc vườn hoa hồng của mình. Bạn cũng nên quan tâm và theo dõi tình hình sâu bệnh. Để có những biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhé.
5. Tổng kết
Khi trồng hoa hồng trong vườn nhà, cây có thể bị các loại sâu bệnh tấn công khi thiếu sáng, dinh dưỡng kém, độ ẩm… Bạn có thể dựa vào các đặc điểm nhận biết sau:
– Khi lá hoa hồng có nhiều nốt màu vàng vam hoặc đỏ gạch thì cây hoa hồng bị bệnh rỉ sắt
– Trong trường hợp lá cây biến dạng, thân cây khô héo dần và chết là do bệnh phấn trắng
– Khi thấy lá hoa hồng rụng hàng loạt, trên lá có nhiều đóm đen.. thì đây là dấu hiệu cho thấy cây hoa hồng bị bệnh đốm đen
– Hoặc khi bạn thấy trên ngọn cây xuất hiện nhiều vệt trắng hoặc đốm… thì cây đang bị rệp sáp tấn công.
Khi trồng hoa hồng ngoài vườn theo phương pháp giâm cành. Bạn có thể sử dụng một trong 2 loại thuốc kích rể IBA hoặc NAA nồng độ từ 2000 – 2500 ppm.
Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng trong vườn. Cũng như là đặc điểm sinh trưởng của cây hoa hồng tại Việt Nam. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách trồng và chăm sóc vườn hoa hồng của mình thật đẹp nhé.