Cây huyết giác: Công dụng, cách trồng và chăm sóc tại nhà

Huyết giác ngoài được trồng làm cây cảnh nội ngoại thất. Nó còn biết đến làm một cây thuốc quý giúp trị bệnh tê thấp và ứ huyết rất tốt.

cây huyết giác

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ đến bạn cách trồng và chăm sóc cây huyết giác. Cũng như tìm hiểu về công dụng của cây trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

1. Thông tin chung về cây huyết giác

1.1 Đặc điểm sinh học

Tên tiếng AnhDracaena cambodiana
Tên tiếng ViệtHuyết giác, dứa dạicau rừnggiác máugiáng ôngcây xó nhàỏi càng, co ỏi khang,
Đặc điểm nhận dạngHuyết giác là loại cây thân thẳng, về già thân cây sẽ hóa gỗ và rỗng bên trong với màu đỏ. Cây trưởng thành có thể cao 6 mét và đường kính thân đến 30cm.
Lá cây có hình kiếm, màu xanh và không có cuốn. Lá thường tập trung ở ngọn cây, khi rụng sẽ để lại vết sẹo trên thân cây.
Hoa mọc thành từng chùm có 3 – 4 hoa và có thể dài đến 1 mét và có màu vàng nhạt. Cây thường ra hoa vào thời điểm tháng 2 – 5 hàng năm.
Quả của cây huyết giác có đường kính khoản 1 cm, khi chính có màu đỏ.
Môi trường sốngCây cảnh có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây được tìm thấy chủ yếu ở các vùng núi đá vôi trong đất liền hoặc hải đảo.
Tài liệu tham khảo wikipedia.org

1.2 Cách sử dụng huyết giác

Bộ phận chính của cây huyết giác sử dụng làm dược liệu là thân cây già hóa gỗ có màu đỏ. Người ta sẽ tiến hành lọc bỏ phần vỏ bên ngoài và phần gỗ mủn, mục, màu trắng. Sau đó sẽ thái huyết giác ra thành từng lát mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để sử dụng.

1.3 Thành phần hóa học của lõi gỗ huyết giác

Nhựa bên trong lõi gỗ của cây huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO-OC8H9O và các chất sau:

Dracoresinotanol57 – 82%
Dracoalben2.5%
Dracoresen14%
Nhựa không tan3%
Phlobaphen0.03%
Tro8.3%
Tạp thực vật10.4%
Tài liệu tham khảo nhathuoclongchau.com

2. Công dụng của huyết giác trong y học

+ Trong y học hiện đại, cây có tác dụng kháng khuẩn, chống đông máu.

+ Trong y học cổ truyền: cây hỗ trợ điều trị các bệnh về ứ huyết, tụ máu, u nhọt. Hỗ trợ điều trị đau tim, tức ngực, đau vai, đau lưng… Và được kết hợp với các dược liệu khác có tác dụng bổ máu.

Lưu ý: Bạn không nên tự mình sử dụng huyết giác để chữa bệnh tại nhà. Cần liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng cụ thể nhé.

3. Cách trồng và chăm sóc cây huyết giác tại nhà

Ngoài là một cây thuốc quý, huyết giác cũng được nhiều gia đình chọn trồng làm cây cảnh ở sân vườn hoặc bang công. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc và có dáng đep.

cây huyết giác trồng làm cảnh

3.1 Đất trồng cây

Để trồng cây huyết giác tại nhà, bạn nên sử dụng các loại đất mùn giàu dinh dưỡng. Thoát nước và giữ ẩm tốt. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn gồm: đất vườn + trao trấu + mụn dừa + phân chuồn oai mục để trồng cây rất tốt.

Nếu trồng cây ngoài vườn, hãy tạo các mô đất cao để trồng sẽ giúp thoát nước tốt hơn. Nếu trồng trong chậu, nên chọn các loại chậu có nhiều lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Nó sẽ giúp cây phát triển tốt hơn đấy.

3.2 Vị trí trồng cây

Huyết giác có nhu cầu sánh sáng ở mức trung bình – cao. Bạn hoàn toàn có thể trồng cây dưới tán cây to khác hoặc hiên nhà đều được.

Nhiệt độ tốt nhất để cây phát triển là từ 20 – 35 độ C và khi dưới 10 độ C bạn cần mang cây đến nơi ấp áp hơn nhé.

Lưu ý: Nếu trồng cây trong nhà hoặc văn phòng, cần định kì mang cây ra ngoài sáng từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Nó sẽ giúp cây quang hợp và phát triển bình thường.

3.3 Tưới nước

Cây huyết giác ưa ẩm, nhưng không chiệu được ngập úng. Bạn có thể tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần vào mùa hè. Và chỉ cần 2 ngày 1 lần nếu vào mùa mưa / mùa đông.

Cây có thể chiệu được khô hạn khá tốt. Hãy duy trì độ ẩm không khí nơi trồng từ 80% là cây có thể phát triển tốt đấy.

3.4 Phân bón cho cây

Trong giai đoạn phát triển của mình, huyết giác cần nhiều dinh dưỡng. Nếu trồng ở ngoài sân vườn, bạn cần bổ sung các loại phân hữu cơ thường xuyên để cây xanh tốt.

Nếu trồng trong chậu, có thể sử dụng các loại phân tan chậm NPK để bón định kì mỗi 3 tháng một lần cho cây là đủ.

4. Cách nhân giống huyết giác

Huyết giác được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Thông thường người ta thường giâm cành cây vào mùa xuân.

nhân giống cây huyết giác

Phương pháp giâm cành huyết giác

  1. Lựa chọn những cây huyết giác mẹ có độ tuổi từ 2 năm trở lên. Sử dụng dao / kéo bén để cắt một phần thân cây từ 15 – 20cm gồm cả lá cây.
  2. Sử dụng chất trồng ẩm và thoát nước. Gắm cành huyết giác vào chậu và giữ ẩm trong 30 – 40 ngày cây sẽ mọc rể và phát triển.
  3. Sau 2 tháng, bạn có thể tách ra chậu khác hoặc trồng cây vào đất được rồi

Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây huyết giác. Cũng như là công dụng của cây với y học và đời sống. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm 1 cây cảnh đẹp lại là cây thuốc quý.

5/5 - (1 bình chọn)