Cách trồng xương rồng làm cảnh tại nhà

Hiện nay, ngoài các loại cây cảnh phổ biến. Nhiều bạn chuyển sang trồng xương rồng để làm cảnh tại nhà. Hoặc đặt trên bàn làm việc. Vừa trang trí vừa dùng làm cây cảnh phong thủy mang ý nghĩa tốt lành.

cây xương rồng

Hôm nay, WIKICAYCANH.COM xin chia sẻ cùng bạn. Cách trồng và chăm sóc xương rồng làm cảnh tại nhà. Cũng như tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa của cây xương rồng trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Giới thiệu về cây xương rồng

Cây xuơng rồng là cây bụi thường xanh sống lâu năm. Thân phần lớn là hình trụ hoặc hình cầu, màu xanh, mọng nước nhiều thịt, trên thân có gai, còn hoa mọc trên thân. Hoa xương rồng có màu vàng tươi.

Cây xương rồng là một loài cây rất đặc biệt vì chịu được môi trường khô hạn. Sở dī như vậy là vì rễ cây xương rồng mọc rất nhanh và đâm sâu xuống đất để hút nuớc.

Ngoài ra, lá cây xương rồng tiêu giảm hết biển thành gai. Và một đặc điểm nữa là cây xương rồng tích trữ rất nhiều nước trong thân.

1.1 Tập tính của cây xương rồng

Xương rồng là thực vật có sức sống mânh liệt, chịu khô hạn rất tốt. Nó có yêu cầu không cao đối với đất trồng. Nó có thể sinh trưởng ở trong đất cát và đất thịt. Tuy nhiên, nó sợ úng nước.

1.2 Môi trường sống

+ Nhu cầu về ánh sáng khi trồng xương rồng

Loại xương rồng trên cạn ưa sáng, thích môi truong duoc chiếu sáng đầy đủ. Đặc biệt là vào mùa đông, phải lưu ý chiếu sáng cho nó.Trong khi đó loại xương rồng biểu sinh lại đòi hỏi môi trường bóng râm bán phần quanh năm.

Lưu ý: Thực vật trên cạn là thực vật mọc trên, trong hoặc tù đất. Thực vật biểu sinh sống trên các loài thực vật khác, thường là trên các cây thân gỗ, mà không ký sinh trên các cây này. Thực vật biểu sinh có thểgián tiếp gây hại cho cây chủ bằng cách ngăn chặn nguồn chât khoáng và ánh sáng mà nếu không có chúng thì cây chủ đã nhận được.

+ Nhiệt độ phù hợp để trồng xương rồng

Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của xương rồng là 20 ~ 35°C. Vào thời kỳ nghỉ dông, loại xương rồng trồng trên cạn không đòi hỏi nhiệt độ quá cao. Trong điều kiện giữ cho đất trồng khô ráo, thì chỉ cần duy trì nhiệt độ từ 4 ~ 7°C là được.

Trong khi đó loại xương rồng biểu sinh yêu cầu nhiệt độ khá cao vào mùa đông. Bạn cần phải duy trì nhiệt độ trong khoảng 10 ~ 13°C hoặc cao hơn.

Vào mùa hè, nếu nhiệt đô tù 30 ~ 35°C, thì tốc độ sinh trưởng của hầu hết các loại xương rồng đều chậm lại. Đôi lúc, thân của một số loại xương rồng có thể bị cháy nắng hoặc ngà sang màu vàng. Lúc đó, cẫn phải che nắng cho cây đồng thời phun xịt nước trên mặt đất để hạ nhiệt độ.

+ Đất trồng xương rồng

Để trồng cây xương rồng tại nhà, bạn cần sử dụng loại đất tơi xốp, thoát nước tốt. Đặc biệt không chúa các hạt bụi quá nhỏ. Và không chúa các chất hữu cơ chưa được ủ hoai. Hoặc đất chứa nhiều can-xi hữu cơ, hơi chua hoặc trung tính.

Vì thế, bạn cần phải dựa trên tỷ lệ nhất định để pha trộn đất trồnng. Có thể trộn 1 phần đất, 2 phần lá mục, 3 phần cát hạt to. Bạn có thể cho thêm mot ít vôi bột. Đây là công thức đất phù hợp với xương rồng và các loại cây mọng nước khác.

Ngoài ra, kích thước của các hạt vật liệu trong đất trồng cần đủ lớn để có những khe hở li ti (giữa những hạt đất). Những khe hở đó cũng chính là khoảng không cho rễ thở. Đồng thời cūng giúp cho đất trồng thoát nước tốt hơn.

Loại đất trồng này ngoài viêc giúp cho rễ không bị thiếu ô-xy. Nó còn có tác dụng đây kịp thời các loại muối có hại tồn dư sau khi bón phân. Cũng như đẩy khí carbonic đuợc giài phóng trong quá trình hô hấp của rễ.

đất trồng xương rồng
Loại đất trồng xương rồng được sản xuất và bán phổ biến trên thị trường – Anh: Internet

2. Cách chăm sóc cây xương rồng tại nhà

2.1 Tưới nước đúng cách

Loại xương rồng trên cạn có thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ ngủ nghỉ rất rõ ràng. Trong thời kỳ sinh trưởng cần phải tưới nước. Nhưng thời kỳ ngủ nghỉ tưới nước ít thậm chí không cần tưới nước.

Đối với các loại xương rồng biểu sinh, thì mùa hè nên duy trì nhiệt độ từ12°C trở lên. Bạn có thể tưới nước quanh năm. Và vào mùa đông cần duy trì nhiệt độ từ 12°C trở xuống. Bạn tưới nước nhiều hay ít tùy từng tình huống cụ thể, lưu ý ngùng phun xịt nước.

Tưới nước cho xương rồng cần tuân thủ nguyên tắc “đất chưa khô thì chưa tưới, đã tưới thì phải tưới đẫm”.

Nhiệt độ của nước tưới cần phải xấp xỉ với nhiệt độ của đất trồng. Vào mùa hè thì tưới vào buổi sáng sớm (truớc lúc mặt trời mọc) và buổi tối (sau khi mặt trời lặn). Vào mùa đông, nên tưới nước vào khoảng từ 10 giờ đến 11 giờ sáng

tưới nước đúng cách cho cây xương rồng

Lưu ý: Bạn phải tưới nước trực tiếp vào đất. Nếu không, sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của gai. Ngoài ra, vào mùa hè, cần phải phun xịt nước trên mặt đất để làm tăng độ ẩm không khí.

2.2 Chế độ phân bón khi trồng xương rồng làm cảnh

So với việc chăm sóc các loại hoa kiểng khác. Khi trồng xương rồng làm kiểng chúng có tốc độ sinh trưởng khá chậm.

Chính vì thế, nhu cầu của nó đối với phân bón là rất ít. Hơn nữa, xương rồng sinh trưởng hoàn toàn không phải chỉ dựa vào việc bón phân. Thông qua việc thay chậu, hoặc đào cây trông ở cho khác cũng có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của nó.

Bạn Chỉ cần tiến hành thay chậu hoặc thay đổi kích thước của chậu cảnh. Cũng có thể khiến cho xương rồng sinh trưởng tốt.

thay chậu xương rồng
Thay chậu định kì cho cây xương rồng cũng là cách để cây phát triển mà không cần phải bón phân

2.3 Cắt tỉa

Mỗi năm vào đầu mùa xuân, khi tiến hành thay chậu cho xương rồng. Thì bạn cũng nên cắt tia bớt một số rễ già. Khoảng 4 ~ 5 ngày sau, khi vết cắt đã liển thì đem cây trồng lại.

2.4 Cách nhân giống xương rồng tại nhà

Cây xương rồng rất dễ giâm bằng nhánh, tỷ lệ sống rất cao. Dùng dao bén để tách nhánh khỏi cây mẹ, vết cắt nên sắc nhọn, không xước dập.

Nhánh mới tách nên treo nơi khô ráo, mát mẻ trong nhà hoặc mái hiên độ mươi ngày cho vết cắt thành sẹo rồi mới giâm vào cát sạch hoặc đất vườn. Hằng ngày tưới đủ ẩm. Sau một thời gian ngắn cây rễ sẽ mọc ra từ vết cắt.

2.5 Phòng trị sâu bệnh trên cây xương rồng

Ở trong môi trường nhiệt độ cao, không thoáng gió, cây xương rồng dễ bị sâu bệnh hại. Khi cây bị bệnh hại có thể phun xịt thuốc Carbendazim hoặc Topsin. Có thể phun xịt thuốc Dimethoate để diệt sâu hại.

Lưu ý: cho dù sử dụng loại thuốc trừ sâu nào, thì cũng phải tiến hành phun xịt ở ngoài trời.

Bệnh thối gốcXuất hiện các đốm thối màu đen, xám, đỏ, đỏ tím hoặc trắng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là sơ suất trong quá trình chiết cành. Nên khử trùng thiết bị ghép, sử dụng các loại đất và phân ít có nấm mốc và loại bỏ các cành hư có nguy cơ lây lan.
Bệnh đốm thânXuất hiện các đốm nhiều nước màu nâu nhạt, thường gặp vào mùa hạ và đầu mùa đông. Nên để cây ở nơi khô ráo, thoáng khí và hạn chế tưới nhiều nước cho cây
Bệnh rệp sápLoại rệp dùng miệng hút nhựa cây, làm cho cây suy yếu và không phát triển. Nên kiểm tra, bắt sạch rệp và phun thuốc bảo vệ.

3. Ý nghĩa khi trồng xương rồng

Cây xương rồng là biểu tượng của sự kiên cường, mạnh mẽ, vương lên trong cuộc sống. Đặc biệt là các loại xương rồng nở hoa.

Trong tình yêu hoa xương rồng là thể hiện của sự thủy chung, lãng mạng và gắn kết lâu dài.

Trong phong thủy, xương rồng được xem là một tấm màn bảo vệ gia đình bạn khỏi những đều xấu xa. Xua đuổi ma quỷ quấy phá. Chính vì thế người ta hây trồng xương rồng quanh bờ rào hoặc trước sân nhà.

4. Công dụng của cây xương rồng

+ Công dụng đầu tiên phải kể đến của cây xương rồng đó là được trồng làm cây cảnh trang trí nội ngoại thất. Với sức sống mạnh, dễ trồng và chăm sóc, xương rồng được trồng làm cây trang trí nhà ở, văn phòng, cửa hàng, siêu thị…

+ Xương rồng cũng là 1 trong những loại cây lọc không khí cực tốt.

Cây xương rổng có thể hấp thụ các chất khí độc hại nhu Formanldehyde. Từ các vâật liệu như thảm, gỗ dán, chất keo dính nhả ra ngoài không khí. Nó cũng có tác dụng nhất định trong viêc hâp thụ bức xạ máy tính.

trồng xương rồng mini

Ngoài ra, cây xương rồng còn được ví là “thỏi ô-xy tự nhiên”. Xương rồng có khả năng cố định cacbonic, tăng cường oxy trong đêm.

Quá trình quang hợp của chúng diễn ra vào ban đêm khi môi trường mát mẻ, ẩm và có chút ánh sáng. Những lỗ khí (khí khổng) trên thân mọng nước của loài thực vật này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Trong khi hấp thụ khí carbonic, cây đồng thời giải phóng khí ô-xy ra ngoài môi trường. Làm tăng nồng độ i-ôn âm trong không khí. Trồng xương rồng trong nhà, có thể cân bằng lượng ô-xy và khí carbonic, giữ cho không khí trong lành.

5. Cách trồng cây xương rồng ra hoa ngày Tết

Muốn cây xương rồng ra hoa vào ngày Tết. Thì một trong những công việc bạn cần làm là vào mùa xuân phải đưa xương rồng ra ngoài trời để chăm sóc.

Vào mùa xuân, thời tiết thất thuờng lúc nóng lúc lạnh. Chính vì thế, đôi với những cây xương rồng trồng trong chậu cảnh, không nên đưa cây ra khỏi nhà quá sớm. Và bạn càng không được tưới nước vào đầu mùa xuân.

Cần phải đợi đến khoảng tiết cốc vũ (thường bắt đầu vào khoảng ngày 19 hay 20 tháng 4 dương lịch). Khi thời tiết đã ổn định, thì mới đưa xương rồng ra ngoài trời để tiến hành chăm sóc bình thường để chúng ra hoa.

xương rồng nở hoa ngày tết

6. Hỏi – Đáp về cách trồng cây xương rồng tại nhà

Trồng cây xương rồng trong nhà ngày Tết có tốt không?

Theo các chuyên gia về phong thủy chia sẻ, trồng cây xương rồng trong nhà. Cũng có mặt tốt và cũng có mặt chưa tốt.
+ Chưa tốt: do xương rồng mang trên mình nhiều gay nhọn. Các chuyên gia chia sẻ, vì chúng luôn hướng về phí người xem, dẫn đên mặt không tốt về phong thủy. Và cách giải quyết là bạn nên đặt những chậu xương rồng trong nhà ở những vị trí phù hợp.
+ Mặc tốt: nếu trồng xương rồng trong nhà nó sẽ giúp bạn hóa giai những việc không may mắn. Xương rồng nở hoa là biểu tượng của sự thành công rực rỡ. Trong kinh doanh, mua bán xương rồng mang ý nghĩa mọi đều suôn sẻ và thuận lợi.

Cây xương rồng hợp với người mệnh gì? Tuổi gì?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người mệnh Kim rất thích hợp trồng xương rồng. Nó sẽ giúp cho người mệnh kim có thể hóa giải những điều không may, giúp tiêu trừ vận đen, đề phòng tiểu nhân gây khẩu thiệt thị phi trong cuộc sống thường ngày. Hơn thế nữa, chúng cũng giúp mang tới tài lộc cho người sở hữu.Và trong 12 con giáp thì người tuổi nào cũng có thể trồng xương rồng trong nhà để giúp bảo vệ mình và gia đình.

Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây xương rồng làm cảnh tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách tự mình trồng 1 chậu xương rồng thanh lọc không khi tại nhà nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?