Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh sẽ cùng bạn tìm hiểu về. Những cách để có thể điều khiển được thời kỳ ra hoa của cây cảnh. Mời bạn cùng tham khảo cách làm nhé.
Đối với những người trồng hoa và cây cảnh để bán. Muốn đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Yhì thường phải dùng một số biện pháp thủ công để điều chỉnh thời kỳ ra hoa và số lượng hoa. Chẳng hạn như thông qua việc điều chỉnh : nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới, dinh dưỡng… Cũng như tính toán kỹ thời gian: gieo hạt, giâm cành, cắt tỉa, bấm ngọn. Và sử dụng hợp lý thuốc kích thích sinh trưởng.
1. Điều chỉnh thời gian gieo trồng
Đối với cây cảnh, người ta thường tiến hành gieo hạt vào mùa xuân và mùa thu. Loại cây gieo hạt vào mùa xuân thường có thời kỳ sinh trưởng phát triển ngắn. Thông thường, gieo hạt sớm thì cây ra hoa sớm, gieo hạt muộn thì cây ra hoa muộn.
Có thể thông qua việc tính toán thời gian từ lúc gieo hạt đến lúc cây ra hoa. Để điều chỉnh thời điểm gieo hạt. Từ đó có thể khống chế cho cây ra hoa vào thời điểm mong muốn. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phương gieo hạt liên tục (tức là cứ cách một khoảng thời gian lại gieo một lần), để vườn hoa của bạn liên tục có cây ra hoa.
Phần lớn các cây hoa gieo hạt vào mùa thu. Thì đến cuối mùa xuân đầu mùa hè năm tiếp theo, cây mới ra hoa (tức là trải qua thời kỳ xuân hóa. Nhiều loài cây để chuyển sang trạng thái tạo hoa cần có tác động của nhiệt độ thấp được gọi là xuân hóa).
Đối với những loại cây cảnh này, có thể dùng biện pháp hạ thấp nhiệt độ. Để kích thích cho cây nhanh chóng bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản. Tức là cây ra hoa và kết trái. Sau đó, dựa trên thời gian cần thiết kể từ lúc trồng cây cho đến lúc cây ra hoa trong tình huống bình thường. Để tính toán thời điểm gieo hạt. Từ đó có thể đạt được mục đích trồng cây năm nào, thì cây ra hoa vào năm đó.
Ví dụ: Đối với hoa cúc tâm tư, nếu gieo hạt vào mùa thu. Mùa đông trồng và chăm sóc trong nhà kính nhiệt độ thấp, thì mùa đông có thể ra hoa.
2. Thay đổi nhiệt độ môi trường trồng cây
Điều chỉnh nhiệt độ có thể thay đổi thời kỳ ra hoa của cây cảnh. Đây là điều mà phần lớn những người trồng cây cảnh đều biết.
Đối với một số loài hoa không nhạy cảm với ánh sáng (loại chiếu sáng vừa). Bạn chỉ cần thoả mãn điều kiện nhiệt độ là có thể ra nụ hoa sớm.
Ví dụ: bạn muốn hoa mai , hoa đào nở đúng Tết. Thì vào cuối thu đem hoa vào nhà ấm giữ nhiệt độ 18-24°C, sau 10 ngày, cây sẽ ra nụ hoa. Sau đó lại chuyển vào điều kiện nhiệt độ 8-15°C là có thể nở hoa đúng thời gian dự định.
+ Đối với các loại cây hoa thân cỏ hoặc rễ chùm trồng ngoài trời
Ví dụ như: cẩm chướng, dâm bụt 3 màu, hướng dương, mẫu đơn, cúc đồng tiền, đỗ quyên v.v…. Số ngày tăng nhiệt độ cần tính toán dựa trên số ngày sinh trưởng phát triển đến khi hoa nở. Nhiệt độ tăng cao dần, khi mới tăng nhiệt độ mỗi ngày đều phải phun nước. Và bạn cần giữ nhiệt độ 25-28°C vào ban ngày và khoảng 15°C vào ban đêm. Ngược lại, nếu giảm nhiệt độ sẽ kéo dài thời kỳ ra hoa.
+ Nhiều loài hoa rễ củ cần có sự kích thích nhiệt độ thấp mới có thể ra hoa. Như hoa lay ơn phải qua lạnh mùa đông đến mùa xuân nhiệt độ lên cao mới có thể nở ra hoa.
Cho nên vào mùa hè phải xử lý củ giống trong nhiệt độ thấp. Nó giúp phá vỡ ngủ nghỉ mới làm cho cây ra hoa. Rất nhiều cây hoa sống 2 năm và rễ chùm . Phải qua thời kỳ xuân hóa nhiệt độ thấp mới có thể ra hoa. Ví dụ như: quất, cúc mắt trâu.
Một số loài cây hoa rễ củ mùa thu cần phải nuôi trong nhiệt độ thấp 6 ~ 9°C một thời gian mới làm cho cuống hoa kéo dài như thuỷ tiên, lan quân tử.
Một số cây hoa mọc nơi nguyên sản mát mẻ mùa hè phải cưỡng bức sau khi ngủ nghỉ mới ra hoa như hoa tai thỏ, hoa hướng dương hải đường chuông, mùa hè để ở nhiệt độ 28°C mới sinh trưởng tốt và ra hoa.
3. Dựa vào nhu cầu về ánh sáng của cây cảnh
Đối với một số loại cây cảnh thì quang chu kỳ là nhân tố chủ đạo trong cơ chế ra hoa của cây. Quang chu kỳ là tương quan độ dài ngày và đêm.
Dựa vào phản ứng của thực vật với quang chu kì người ta chia làm 3 nhóm thực vật là: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.
Cây trung tính là loại cây ra hoa cả ngày ngắn và ngày dài. Cây ngày ngắn là loại cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 tiếng. Cây ngày dài là loại cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 tiếng.
Vì thế, điều chỉnh thời gian chiếu sáng là mấu chốt để kích thích chúng ra hoa theo ý muốn chủ quan của con người. Các phương pháp chính bao gồm: phương pháp xử lý ngày ngắn (tức là rút ngắn thời gian chiếu sáng) và phương pháp xử lý ngày dài (tức là kéo dài thời gian chiếu sáng).
3.1 Rút ngắn thời gian chiếu sáng
Những loài cây chiếu sáng ngắn trong mùa chiếu sáng dài. Bạn cần xử lý che tối để rút ngắn thời gian chiếu sáng. Xử lý che tối bằng các tấm nhựa đen.
Ví dụ:
- Mùa hoa cúc nở vào cuối tháng 8, nếu che tối vào đầu tháng 7, mỗi ngày chỉ cho ánh sáng trong 10 tiếng là có thể ra hoa sớm hơn một tháng.
- Cây trạng nguyên chiếu sáng 10 tiếng mỗi ngày, 2 tháng sau có thể ra hoa. Cũng có thể áp dụng phương pháp này cho cây hoa lan càng cua.
3.2 Kéo dài thời gian chiếu sáng
Những loài cây hoa cần chiếu sáng dài, nhưng vào mùa đông có điều kiện chiếu sáng ngắn. Nên bạn phải kéo dài thời gian chiếu sáng làm cho hoa ra sớm.
Chẳng hạn như: hoa cúc lá dưa, lay ơn, hoa huệ…. Vào mùa đông phải chuyển vào trong nhà. Và thời gian chiếu sáng kéo dài lên đến 14 giờ mỗi ngày. Đồng thời giữ nhiệt độ thích hợp, thì có thể làm cho hoa ra sớm hơn.
Hoa lay ơn mỗi ngày thời gian chiếu sáng kéo dài trên 16 giờ có thể làm cho chúng nở hoa vào mùa đông và mùa xuân.
4. Điều chỉnh nước tưới cây
Có một số loại thực vật thân gỗ, khi môi trường sống trở nên khắc nghiệt. Thì để duy trì giống nòi, trong thời gian rất ngắn. Nó sẽ hoàn thành quá trình sinh sản.
Lợi dụng đặc tính này của cây cảnh thân gỗ, có thể sử dụng biện pháp hạn chế lượng nước tưới để ép cho cây ra hoa sớm.
Ví dụ: Để kích thích cây bông giấy ra hoa theo ý muốn. Bạn vẫn đảm bảo các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, đất trồng, phân bón đều đáp ứng nhu cầu sinh trưởng. Nhưng bạn cần ngừng tưới nước cho cây. Cho đến khi lá cây khô héo và rụng, thì bắt đầu mới tưới nước lại với liều lượng ít, duy trì khoảng 20 ngày, thì cây có thể ra nụ và sau đó nở hoa.
5. Cắt tỉa đúng phương pháp
Tùy thuộc vào mùa và loại cây cảnh. Bạn có thể sử dụng các biện pháp như: bấm ngọn, cắt tỉa cành, ngắt nụ, bóc chồi, ngắt lá, để điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của cây.
Ví dụ như : hoa trạng nguyên, quỳ thiên trúc…. Sau khi cây ra hoa, đều có thể tiến hành cắt tỉa, đồng thời tăng cường việc quản lý chăm sóc, thì cây có thể mọc cành lá mới và ra hoa. Việc bấm ngọn, ngắt chồi có tác dụng tạo dáng cho cây và kéo dài thời gian ra hoa. Ngắt chồi bên, nụ bên, có tác dụng thúc đẩy chồi chính ra hoa. Ngắt chồi đỉnh nụ đỉnh, sẽ có tác dụng thúc đẩy chồi bên, nụ bên nở hoa.
Ngoài ra có thể dùng biện pháp sau để kích thích cho cây ra hoa sớm theo ý muốn. Dùng dao thật sắc khứa quanh thân cây một vòng cho đứt vỏ qua tầng libe vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Các loại cây cảnh thuộc cây bụi sau khi ra nụ nếu gây vết thương đều có thể làm cho cây ra hoa sớm hơn. Nguyên lý của phương pháp này là ngăn chặn quá trình vận chuyển dinh dưỡng quá nhiều từ lá xuống bộ rễ, tập trung dinh dưỡng để làm cho cây ra hoa sớm hơn.
6. Điều khiển ra hoa bằng thuốc kích thích sinh trưởng
Sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng là một biện pháp hiệu quả. Để kích thích ra hoa trên cây cảnh. Hiện tại, người ta thường sử dụng một số loại thuốc kích thích như: Gibberellin, Ethephon, Chlormequat chloride, Paclobutrazol, Mepiquat chloride, và Cytokinin.
Thuốc kích thích sinh trưởng ngoài tác dụng kích thích cho cây ra hoa. Còn có tác dụng kích thích cây mọc rễ, ngăn ngừa rụng hoa, rụng quả, thúc cho quả chín và diệt trừ cỏ dại.
7. Tổng kết
Việc điều chỉnh thời kỳ ra hoa của cây, cần dựa trên đặc tính ra hoa của các loại cây cảnh khác nhau. Để sử dụng biện pháp phù hợp.
Trong các phương pháp điều chỉnh thời kỳ ra hoa của cây cảnh. Thì có phương pháp đóng vào trò chủ đạo, có phương pháp đóng vai trò phụ trợ. Có một số phương pháp có thể sử dụng đồng thời, có một số phương pháp cần phải sử dụng theo thứ tự trước sau.
Cần phải dựa trên quy luật sinh trưởng phát triển của cây, đồng thời lợi dụng điều kiện ngoại cảnh, thì mới có thể điều chỉnh thời kỳ ra hoa theo ý muốn chủ quan.
Trên đây là 6 phương pháp cơ bản để điều khiển ra hoa trên cây cảnh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ chọn được 1 phương pháp phù hợp để giúp cây cảnh ra hoa theo ý muốn nhé.