Lên chậu cho cây cảnh và những đều cần biết

Đưa cây cảnh từ vườn ươm hoặc chậu ươm, trồng vào chậu cảnh được gọi là lên chậu. Cách chậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của cây.

kỹ thuật lên chậu cây cảnh

Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh chia sẻ cùng bạn những đều cần biết về lên chậu cho cây cảnh. Cũng như tìm hiểu về thời điểm và kỹ thuật lên chậu cho cây cảnh đúng cách. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Thời điểm lên chậu cho cây cảnh

Thời gian lên chậu cho cây cảnh nên lựa chọn vào khoảng từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau. Tức là khi cây rụng lá, bước vào thời kỳ ngủ nghỉ hoặc khi cây mới bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

Đối với những loại cây cảnh thường xanh, phần lớn lựa chọn thời gian lên chậu là khoảng từ tháng 10 ~ tháng 11 hoặc từ tháng 3 ~ tháng 4.

Trong khoảng thời gian này, cây cần ít nước. Khi cây con (ươm bằng phương pháp gieo hạt) đã mọc ra từ 4 ~ 5 chiếc lá non. Hoặc cây con (ươm bằng phương pháp giâm cành) đã mọc rễ. Thì cần phải kịp thời trồng vào chậu cảnh có kích thước phù hợp.

2. Hướng dẫn lên chậu cho cây cảnh đúng cách

2.1 Xử lí chậu cảnh

Cần dựa vào kích thước của cây con và tốc độ sinh trưởng của cây để lựa chọn chậu cảnh phù hợp.

Lưu ý: không nên trồng cây nhỏ vào chậu to. Đối với chậu mới thì cần trước tiên phải dùng nước để thấm ướt. Và tốt nhất ngâm vài ba ngày rồi mới sử dụng. Đối với chậu cũ, thì phải rửa sạch bụi bẩn bám vào chậu.

2.2 Cắt tỉa cây cảnh

Trước khi lên chậu cho cây cảnh, thì cần phải tiến hành cắt tỉa cho cây. Cần phải cắt bỏ những chiếc rễ quá dài, những cành bị khô, sâu bệnh, những cành hoặc lá quá dày.

Đối với những cây còi cọc hoặc những cây ra hoa trên những cành sinh cùng năm đó,. Thì có thể cắt cách gốc khoảng 10 cm, để giúp cây mọc ra những cành khỏe mạnh.

xử lí rể cây trước khi lên chậu

2.3 Xử lí đáy chậu cây

Dùng ít nhất 3 mảnh sành để che vào lỗ thoát nước dưới đáy chậu cảnh. Để cho mặt lõm của mảnh sành úp xuống. Cách làm này vừa có tác dụng che lỗ thoát nước. Và lại khiến cho đất không bịt mất lỗ thoát nước. Từ đó giúp cho nước trong chậu cảnh có thể thoát ra ngoài kịp thời.

Đối với loại chậu cảnh sử dụng phương pháp hút nước từ đáy chậu lên để tưới cho đất trồng. Thì không cần đệm đáy chậu. Chỉ cần đặt dưới đáy chậu một lớp vật liệu vừa có thể hút nước lại vừa có thể phòng tránh đất lọt ra ngoài. Với mục đất làm cho đất trồng thoáng khi và thoát nước tốt.

Đối với những loại cây cảnh sợ úng nước, thì dựa trên kích thước của chậu để đệm thêm một lớp sỏi hoặc đá nhỏ có chiều dày 1 ~ 4 cm.

xử lý đáy chậu trước khi trồng cây

2.4 Trồng cây vào chậu

Khi trồng cây con không có bầu đất vào chậu. Thao tác đơn giản một tay giữ cho cây đứng thẳng (lưu ý phải để cho rễ cây tỏa đều trong chậu), tay kia vun đất.

Vừa vun đất vừa nhấc nhẹ cây lên, để cho rễ nghiêng một góc khoảng 450. Đối với loại cây cảnh có rễ dài, có thể xoay cây để cho rễ cuộn tròn đều trong chậu.

Độ sâu trồng phải phù hợp với kích thước của cây. Sau khi đã vun đất xong, khẽ lắc nhẹ chậu và dùng ngón tay ấn chặt đất, để cho đất thấp hơn miệng chậu khoảng 1 ~ 2 cm.

Đối với bất kỳ loại cây cảnh nào cũng vậy, sau khi lên chậu xong. Bạn cũng phải lèn đất cho chặt, không nên để cho đất trồng ở tình trạng “trên chặt dưới rỗng”.

trồng cây vào chậu

2.5 Tưới nước & Bón phân

Sau khi lên chậu, cần phải tưới nước ngay, tưới đẫm 1 lần. Nếu thời tiết khô hanh, thì cần phải liên tục xịt nước cho cây. Khi mới lên chậu cần phải che mát cho cây.

Bạn không nên bón phân, tốt nhất nên chờ khoảng 15 ngày. Sau khi cây đã mọc rễ, bắt đầu phục hồi sự sinh trưởng, lúc đó mới bổ sung phân bón, để cây sinh trưởng tốt hơn.

tưới nước cho cây cảnh lần đầu lên chậu

3. Câu hỏi thường gặp

Tại sao có một số loại cây cảnh không nên đánh đi trồng ở nơi khác?

Với một số loại cây cảnh rễ cọc, rễ chính dài mọc thẳng, rễ phụ rất ít, khi đánh đi trồng ở nơi khác, thường làm cho rễ chính bị đứt. Một khi rễ chính bị đứt, các rễ phụ sẽ sinh trưởng kém, làm cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây bị giảm mạnh. Vì thế, sau khi được đánh đi trồng ở nơi khác, cây có tỷ lệ sống không cao hoặc sinh trưởng phát triển kém.

Có thể lên chậu cho cây lan hoa tím được không?

Một số loại cây cảnh như lan hoa tím, không ưa đánh cây trồng chỗ khác, cho nên khi đánh cây lên, phải cố gắng đánh được bầu đất quanh rễ, không được làm cho bầu đất bị vỡ.

Trên đây là thông tin về 5 vấn đề cần lưu ý khi tiến hành lên chậu cho cây cảnh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website wikicaycanh.com để xem thêm cách trồng và chăm sóc nhiều loại cây cảnh khác nhé.

4/5 - (4 bình chọn)