Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thủy tùng

Thủy tùng là một loại cây cảnh phong thủy đẹp. Mang ý nghĩa tốt lành và thu hút tài lộc cho gia chủ.

cây thủy tùng

Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn. Cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng tại nhà. Cũng như tìm hiểu ý nghĩa phong thủy khi trồng cây trong nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

1. Thông tin về cây thủy tùng

1.1 Đặc điểm nhận dạng

Cây thủy tùng có tên khoa học là Asparagus Setaceus. Đây là một loại cây bụi nhỏ. Thân mảnh, màu xanh, mềm, phân cành nhành nhiều vươn dài, có thể sống dựa. Cành mọc ngang, rễ dài. Cành nhỏ màu xanh mảnh như kim, tụ họp thành từng đám xếp trên cùng một mặt phẳng. Lá hình tam giác nhỏ áp sát cành, mọc nhiều và dày.

Cụm hoa ngắn, mang 1 ~ 4 hoa trên một cuống ngắn, mọc ra ở gần ngọn các cành. Hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, màu đen tím mang 1 ~ 3 hạt.

1.2 Công dụng và ý nghĩa phong thủy

Thủy tùng được xếp vào loại cây cảnh đẹp, được lựa chọn rất nhiều để trang trí cho không gian trong nhà và trong văn phòng. Cây có khả năng thanh lọc khong khí và hấp thụ các tia bức xạ từ thiết bị điện.

Trong phong thủy, cây thủy tùng là biểu tượng của sự may mắn, thu hút tài lộc. Giúp xua đuổi những đều xấu thu vượng khí về cho gia chủ.

Trong y học, thủy tùng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như: phong thấp, giảm đau, săn da…

2. Kỹ thuật trồng thủy tùng làm cảnh

Thủy tùng là một loại cây cảnh dễ trồng, thích nghi rất tốt với môi trường trồng trong nhà. Tuy nhiên, để cây luôn khỏe mạnh, xanh tươi mà mau lớn. Bạn cũng cần lưu ý một số đặc điểm sau đây:

2.1 Tập tính

Cây thủy tùng ưa khí hậu nóng ẩm, ưa bóng bán phần, không chịu được lạnh, không chịu được khô hạn, kỵ ánh nắng chiếu trực tiếp. Cây thích hợp với đất trồng là loại đất thịt giàu mùn, thoát nước tốt.

2.2 Ánh sáng

Cây thủy tùng thích hợp nuôi trồng ở nơi có ánh sáng tán xạ hoặc nơi nửa sáng nửa bóng. Cây kỵ ánh nắng chiếu trực tiếp.

vị trí trồng cây thủy tùng tốt nhất

2.3 Nhiệt độ

Vào mùa hè, cần phải đặt cây ở nơi có bóng râm bán phần, ngoài ra cần phải tưới phun sương vào lá để giữ độ ẩm. Vào mùa đông, nhiệt độ trong phòng không được thấp hơn 5°C. Nhiệt độ thấp dễ khiến cho cây bị chết.

2.4 Đất trồng

Khi trồng cây thủy trong chậu, người ta thường phối trộn đất trồng theo tỷ lệ sau: 5 phần đất lá mục, 2 phần đất vườn, 2 phần cát, 1 phần phân chuồng. Trong quá trình chăm sóc cây, yêu cầu đất trồng phải nửa khô nửa ướt.

cây thủy tùng trồng trong nước
Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây thủy tùng ở dạng thủy canh. Cây cũng có thể sống và phát triển tốt trong môi trường chất trồng là nước.

3. Cách chăm sóc chậu thủy tùng tại nhà

Việc chăm sóc chậu cây thủy tùng làm cảnh tại nhà cũng tương đối đơn giản. Cây có sức sống khỏe và thích nghi rất tốt với khí hậu tại Việt Nam. Bạn chỉ cần lưu ý vài đặc điểm sau đây:

3.1 Tưới nước

Trong quá trình chăm sóc cây thủy tùng, vấn đề quan trọng nhất chính là tưới nước. Tưới nước quá nhiều, đất trồng quá ướt, rất dễ khiến cho cây bị thối rễ, lá bị vàng và rụng.

Ngược lại, tưới nước quá ít, đất trồng quá khô, dễ khiến cho đầu lá bị vàng và lá bị rụng. Vì thế, lượng nước tưới và số lần tưới nước là bao nhiêu. Bạn cần phải dựa trên tình hình thời tiết và tình trạng của đất trồng để quyết định.

Nguyên tắc tưới nước như sau: đất chưa khô thì chưa tưới, đã tưới thì phải tưới đẫm; khi tưới, nước phải ngấm xuống rất nhanh mà bề mặt không được ứ nước.

chăm sóc chậu thủy tùng tại nhà

3.2 Bón phân

Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, cứ cách khoảng 10 ngày thì bón thúc 1 lần nước phân đạm và phân kali pha loãng.

Khi tưới nước phân, lưu ý không được để cho nước phân dính vào lá cây, hoặc sau khi tưới xong, cần phải tưới phun sương nước sạch vào lá, mục đích tránh để cho bề mặt lá cây bị cháy phân.

3.3 Cắt tỉa

Để cho cây phát triển tốt về mặt tổng thể và có dáng đẹp, thì cần phải kịp thời cắt tỉa bớt những cành lá khô vàng, quá dày, cùng với cành nhánh quá yếu. Mục đích để cải thiện điều kiện chiếu sáng, thoáng khí cho cây, đồng thời cũng nâng cao giá trị thưởng thức của cây.

4. Phương pháp nhân giống cây thủy tùng

Để nhân giống cây thủy tùng, có thể sử dụng phương pháp gieo hạt hoặc tách cây.

Đối với loại thủy tùng trồng chậu trong nhà, người ta thường sử dụng phương pháp tách cây. Chọn cây to 4~ 5 năm tuổi để tiến hành tách cây. Sau đó trồng cây con vào chậu và đặt ở nơi có bóng râm bán phần để chăm sóc, cho đến khi cây mọc lá mới coi như cây đã sống.

nhân giống cây kim thủy tùng

5. Phòng trừ sâu bệnh

Cây thủy tùng dễ mắc bệnh khô héo cây. Khi phát hiện bệnh, cần phải tìm cách hạ độ ẩm không khí đồng thời chú ý cải thiện điều kiện chiếu sáng và thông gió.

Bạn có thể phun xịt dung dịch Boóc-đô pha loãng 200 lần, hoặc thuốc bột hòa nước Carbendazim 50% pha loãng 500 ~ 600 lần, hoặc thuốc bột hòa nước Topsin 50% pha loãng 1000 lần.

Vào mùa hè, cây dễ bị các loại côn trùng như rệp vảy, rầy mềm v.v. xâm hại. Có thể phun xịt thuốc Omethoate 40% pha loãng 1000 lần để phòng trị.

6. Những câu hỏi thường gặp

Cây thủy tùng có độc không?

Thủy Tùng là một loại cây có độc có thể dẫn đến tình trạng  co giật, hạ huyết áp và có thể dẫn đến tử vong vì cây chứa toxin. Vì vậy nếu chọn loại trồng cây này thì cần chú ý để tránh gặp phải sự cố không mong muốn, đặc biệt là với nhà có trẻ nhỏ.

Cây thủy tùng hợp với người tuổi gì? Mệnh gì?

Theo các chuyên gia Phong thủy tất cả các mệnh đều có thể trồng loại cây này. Tuy nhiên, vì cây có màu đặc trưng là màu vàng xanh nên đặc biệt thích hợp với người mệnh Thổ và mệnh Kim.
Cây Thủy Tùng đặc biệt phù hợp với những người tuổi Thân. Nếu gia chủ tuổi Thân trồng loại cây này sẽ mang đến điềm lành và may mắn cho người sở hữu nó. Chúng còn giúp đầu óc thư thái, bình tĩnh để xử lý vấn đề, đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác trong làm ăn và kinh doanh.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc và nhân giống cây thủy tùng tại nhà nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?