Kỹ thuật nhân giống cây cảnh bằng phương pháp chiết cành

Đối với người trồng cây cảnh, ngoài gieo hạt, giâm cành. Chiết cành là phương pháp nhanh và hiệu quả để nhân giống các loại cây cảnh.

nhân giống cây cảnh bằng phương pháp chiết cành

Hôm nay, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật nhân giống các loại cây cảnh theo phương pháp chiết cành. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Chiết cành là gì ?

Chiết cành là phương pháp sử dụng để nhân giống các loại cây cảnh. Bằng cách uống cong cành cây xuống đất (với cành thấp). Hoặc sử dụng các loại đất bùn, chất rồng chuyên dụng để bao lấy cành chiết.

Vị trí đắp đất hoặc chất trồng đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Thực tế, chiết cành chẳng qua là phương pháp giâm cành mà cành giâm không tách rời khỏi cây mẹ.

Phương pháp này thường dùng cho cây cảnh mà giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỷ lệ sống cao. Chiết cành thường có mấy phương pháp sau: chiết nén một cành, chiết nén nhiều cành, chiết cành cao.

2. Những cách chiết cành cây cảnh phổ biến

2.1 Chiết cành thấp

Phương pháp ngày thường áp dụng cho những cành cây thấp. Mọc sát với mặt đất hoặc các loại cây bụi mọc thấp.

  • Chiết nén một cành: Chọn một cành sát đất, uốn cong vùi vào đất, để ngọn cành lộ ra ngoài đất. Chỗ vùi cắt một vết. Không lâu sau, , chỗ vết thương sẽ mọc rễ.
  • Chiết nén nhiều cành: Những cây hoa mọc thành cụm có thể dùng phương pháp chiết nén mô đất. Đầu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành định chiết, rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương. Sau 20 ~ 30 ngày, các cành sẽ mọc rễ và hình thành cây.
  • Chiết cành liên tục: Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này. Phương pháp chiết cành này cho nhiều cây mới cùng một lúc.

2.2 Chiết cành cao

Phương pháp này thường được gọi là chiết cành. Những cây có cành cứng thô, khó nén xuống đất, thì có thể dùng phương pháp này. Sau đây là các bước cơ bản để chiết cành cây cảnh:

  1. Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, dùng dao cắt khoanh khoảng 2cm, tách bỏ hết vỏ. Sau khi bóc bỏ lớp vỏ xong dùng dao cạo sạch lớp nhớt. Để tránh cho vỏ tái sinh và để từ 1 đến 2 ngày cho vỏ ráo nhựa hoặc dùng giẻ lau kỹ phần cắt.
  2. Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt.
  3. Tiếp theo dùng đất bó bầu. Dùng nilon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng lạt buộc 2 đầu bầu.
chiết cành hoa hồng
Nhiều người chọn phương pháp chiết cành cao để nhân giống cây hoa hồng – Ảnh: Internet

Chú ý:

Đây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng.

Sau từ 2 – 3 tháng ta kiểm tra thấy ngọn cành chuyển màu vàng và nhìn vào bầu đất có rễ mọc ra nhiều từ màu trắng chuyển sang màu nâu thì ta cắt bầu đem đi giâm.

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp chiết cành

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chiết cành: là cây con có tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, còn có một số ưu điểm khác như thao tác đơn giản, hình thành cây con nhanh, những cành chiết lần này không sống thì để sang năm tiếp tục chiết.

Nhược điểm của phương pháp chiết cành: Cơ thể của cây con không được thay mới triệt để, sản lượng ít, không thích hợp cho việc trồng đại trà.

4. Tổng kết

Thời điểm nào trong năm tốt nhất để chiết cành cây cảnh ?

Thông thường, việc chiết cành phần lớn đều thực hiện vào đầu mùa xuân. Khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy. Những cây hoa thường xanh thì chiết vào tháng có mưa phùn. Cây con được chiết vào mùa xuân, sau khi trải qua thời gian sinh trưởng trong mùa hè và mùa thu. Lúc này cây đã hình thành nên bộ rễ riêng, trước khi cây mẹ rụng lá khoảng 1 tháng.

Nên trồng cây con ngoài vườn hay trong chậu sau khi chiết?

Bạn nên tách cây con ra khỏi cây mẹ trồng vào vườn, để cây con tự sinh trưởng dựa trên bộ rễ của mình. Sau một thời gian, mới trồng cây con vào chậu.

Trên đây là cách nhân giống các loại cây cảnh theo phương pháp chiết cành. Cũng như là những lưu ý trong quá trình chiết cành cho cây cảnh. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website wikicaycanh.com thường xuyên. Để xem cách trồng và chăm sóc nhiều loại cây cảnh khác nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?