Bài viết hôm nay, WIKICAYCANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây siro làm cảnh. Cũng như công dụng của cây si rô trong đời sống, mời mọi người cùn tham khảo nhé !
1. Giới thiệu chung về cây Siro
1.1 Đặc điểm sinh học
Tên tiếng Anh | Carissa carandas |
Tên tiếng Việt | Cây si rô, cây siro |
Đặc điểm nhận dạng | Si rô là loại cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm và mọc thành từng bụi. Cây trưởng thành có thể cao đến 4 mét. Thân cây có gai nhọn và có chứa chất nhựa màu trắng. Lá cây si rô có hình bầu dục, màu xanh với nhiều gân lá. Cây siro có hoa màu trắng, mọc trên đầu ngọn của cành. Với 5 cánh hoa có hình bầu dục nhọn ở đỉnh cánh hoa. Trái si rô có dạng hình trứng với đường kính từ 1 – 2cm với chiều dài khoản 1.5 – 2.5cm. Quả non có màu trắng hoặc xanh nhạt. Khi già có màu trắng hồng hoặc trắng đỏ. Và khi chính trái có màu tím đậm hoặc đỏ xẩm. |
Môi trường sống | Đây là loại cây ưa sáng, càng sáng màu sắc lá và quả cây siro càng đẹp. Tuy nhiên cây chịu nóng kém, nhiệt độ phù hợp để cây phát triển từ 15 – 28 độ C. |
1.2 Công dụng của cây sirô trong đời sống
+ Từ xưa cây si rô được mọi người trồng để làm thực phẩm. Trái cây siro còn sống có vị chua được sử dụng để chế biến các loại thức uống. Tuy nhiên khi chính quả sẽ tương đối ngọt sẽ được mọi người dùng làm mức hoặc ngâm rượu.
+ Trong y học, các bộ phận trên cây siro có thể được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Rể cây si rô có thể được sử dụng trị bệnh do sán lãi, kiện tỳ, scorbut …. Quả si rô giàu vitamin C nên được sử dụng bổ sung thêm nguồn Vitamin C.
Lưu ý: Bạn không nên tự ý sử dụng quả si rô để đều trị bệnh. Cần liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cách sử dụng.
+ Ngoài ra, những năm gần đây người ta còn trồng cây si rô để làm cảnh. Có thể được trồng trong chậu đặt trong phòng khách. Hoặc trồng làm rào trước nhà, trồng trong sân vườn cũng rất đẹp.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây si rô
2.1 Cách trồng cây siro tại nhà
Theo chia sẻ của các nhà vườn, cây si rô có thể được trồng bằng 2 cách phổ biến. Gieo hạt hoặc sử dụng phương pháp chiếc cành.
Lưu ý: Khi chọn phương pháp gieo hạt, bạn cần chọn những trái siro chín có màu tím đậm đến đen. Có thể để nguyên trái để ươm, hoặc tách lấy phần hạt bên trong để gieo.
+ Đất trồng cây
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng đất trong vườn hoặc đất mùn tơi xốp để trồng cây. Bổ sung thêm các loại phân hữu cơ để tăng cường dinh dưỡng trong đất.
Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung thêm mụn sơ dừa + tro trấu + cát xây dựng để tăng cường độ ẩm. Hỗ trợ thoát nước tốt hơn tránh được trình trạng thối rể.
Mẹo: nên xử lí đất trồng cây với nấm đối kháng Trichoderma để loại bỏ các loại nấm bệnh gây hại. Giúp trồng cây nhanh lớn và khỏe mạnh hơn.
+ Dụng cụ trồng cây
Cây si rô rất khỏe mạnh, có thể chịu hạn rất tốt. Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trực tiếp dưới đất vườn đều được. Tuy nhiên cần trồng cây ở vị trí có nhiều ánh sáng, nó sẽ giúp cây phát triển nhanh. Màu sắc lá và quả sẽ đẹp mắt hơn.
2.2 Cách chăm sóc chậu cây si rô tại nhà
Việc chăm sóc cây siro tại nhà cũng khong quá phức tạp. Tuy nhiên, để cây có thể phát triển bình thường, cành lá sum suê, ra nhiều quả. Bạn cần lưu ý những đặc điểm sau đây:
+ Tưới nước đúng cách
Trong giai đoạn phát triển cây siro cần nhiều nước để nuôi tán lá. Bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Tuy nhiên, vào mùa mưa bạn chỉ cần tưới cây mỗi tuần từ 1 – 2 lần là được .
Bạn có thể sử dụng mắt và tay để kiểm tra độ ẩm trong đất. Chỉ tưới nước cho cây khi thật sự cần thiết mà thôi. Tránh để lương nước dư thừa làm thối rể cây.
+ Vị trí trồng cây
Cây siro là loại cây cảnh ưa sáng, bạn cần trồng cây ở nơi có càng nhiều ánh sáng càng tốt. Tuy nhiên vào thời điểm cây ra quả. Tránh để cây ngoài nắng quá nhiều, sẽ làm lá và quả bị rám đen khong được đẹp.
Nếu trồng cây trong chậu và đặt trong nhà, nên duy trì mang cây ra ngoài mỗi 15 – 20 phút hàng ngày. Nó sẽ giúp cây quang hợp và phát triển. Trường hợp đặt cây trong văn phòng làm việc có máy điều hòa, duy trì nhiệt độ từ 15 – 28 độ C nhé.
Lưu ý: Cây siro chiệu rét tương đối kém, nên khi trồng ở nơi có mùa đông rét. Bạn nên mang cây vào nhà giữ ấm để cây co thể sống khỏe nhé.
+ Phân bón & Phòng trừ sâu bệnh
Để cây si rô mau lớn và có nhiều trái, bạn cần định kì bổ sung thêm các loại phân bón. Có thể sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón xung quanh gốc cây. Hoặc dùng phân NPK pha loãng để tưới quanh gốc 2 tháng 1 lần là đủ.
Cây si rô trồng tại nhà được chăm sóc tốt sẽ ít khi bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bị một số loại sâu đục thân, sâu ăn lá, rầy và rệp tấn công. Đặc biệt là vào thời điểm cây ra hoa kết trái. Bạn cần quan sát cây mỗi ngày, để phát hiện ra kịp thời và có phương pháp đều trị hợp lí.
3. FAQ – Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, cây siro được nhân giống và bán phổ biến tại các cửa hàng cây cảnh. Hoặc có thể tìm mua được trên mạng Internet. Với giá bán trung bình từ 50.000đ / chậu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chưa có tài liệu đề cập đến độc tố của cây si rô. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tùy ý sử dụng cây siro để đều trị bệnh. Cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cụ thể nhé.
Để cây si rô có nhiều trái, cây cần đạt được từ 2 năm tuổi trở lên nhé. Và cần trồng cây ở vị trí có đầy đủ ánh sáng.
Được ! Trái cây si rô có thể sử dụng để làm nước giải khác. Giúp bổ sung lượng Vitamin C cho cơ thể nhé.
Trên đây là thông tin về cách trồng và chăm sóc cây siro tại nhà. Cũng như tìm hiểu về công dụng của cây si rô trong đời sống. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được 1 loại cây dược liệu quý có thể trồng làm cảnh tại nhà.