Hướng dẫn kỹ thuật trồng & Cách chăm sóc cây hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt là một loại cây cảnh rất phổ biến tại Việt Nam. Cây được trồng làm bờ rào. Hoặc trang trí ở công viên, công trình nhà ở. Với nhiều màu sắc hoa rất đẹp mắt.

cây hoa dâm bụt

Trong bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ cùng bạn. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây hoa dâm bụt tại nhà. Cũng như tìm hiểu về ý nghĩa và công dụng của hoa dâm bụt trong đời sống. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Thông tin về cây hoa dâm bụt

1.1 Đặc điểm chung

Tên tiếng AnhHibiscus syriacu
Tên tiếng ViệtHoa dâm bụt, Hoa râm bụt, bông bụp, bông lồng đèn, phù tan, mộc cận, đại hồng hoa…
Nguồn gốcCác nước Châu Á và đây là quốc hoa của Malaysia
Đặc điểm nhận dạngCây dâm bụt là loại cây bụi, hoa to. Cây có thể nở hoa quanh năm nếu nhiệt độ môi trường thích hợp. Cây nở hoa nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu.
Tài liệu tham khảo wikipedia.org

1.2 Phân loại

Cây có nhiều loài khác nhau. Dựa trên loại hoa, có thể chia làm loại hoa đơn và loại hoa kép. Dựa trên màu sắc hoa, có thể chia làm loại hoa màu đỏ, hoa màu hồng, hoa màu vàng, hoa màu trắng.

cây hoa dâm bụt cánh kép
Hoa dâm bụt cánh kép
cây hoa dâm bụt cánh đơn
Hoa dâm bụt cánh đơn

2. Công dụng của hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt được nhiều người biết đến là loài hoa đẹp và có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Rễ, lá, hoa cây dâm bụt đều được dung làm thuốc rất tốt. Trong đó có lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoa có tác dụng làm sạch phổi, tiêu đờm, giải nhiệt. Ngoài ra cây dâm bụt còn có tác dụng hạ huyết áp, trị mụn nhọt ngoài da.

Đây là một loại cây dễ trồng và sống tốt với nhiều điều kiện khác nhau. Cây có hoa quanh năm với nhiều màu sắc đẹp. Nên nó được trồng trong sân vườn, công viên, các công trình nhà ở… Như là một loại cây ngoại thất phổ biến.

ứng dụng của hoa dâm bụt

3. Ý nghĩa phong thủy của hoa dâm bụt

Ở mỗi khu vực hoa dâm bụt mang một ý nghĩa khác nhau. Ở các quốc gia phương Đông , hoa râm bụt tượng trưng cho sự kiêu kì của một cô gái. Nhưng ở phương tây, nó lại mang trong mình hình ảnh của một người vợ, người phụ nữ hoàn hảo.

Trong đạo Phật, hoa dâm bụt như một bàn tay che chở của đức Phật. Giúp mang lại bình an trong cuộc sống. Hạnh phúc và an yên cho tất cả các thành viên của gia chủ.

4. Kỹ thuật trồng cây hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt có thể được xem là một trong những loại cây cảnh dễ trồng. Cây có thể thích nghi rất tốt với các điều kiện sống khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến một số đặc tính sau:

4.1 Tập tính của hoa dâm bụt

Cây ưa môi trường nóng, ẩm, nhiều nắng. Cây không chịu được lạnh, không chịu được bóng râm, sợ khô hạn. Cây thích hợp với đất trồng là đất thịt hơi chua, tơi xốp và màu mỡ.

4.2 Vị trí trồng hoa dâm bụt

+ Nhu cầu ánh sáng: Cây dâm bụt là cây ưa sáng mạnh. Nếu không đủ ánh sáng hoa sẽ nhỏ, nụ dễ bị rụng. Vì thế, mỗi ngày phải để cây được chiếu nắng ít nhất là 8 tiếng đồng hồ.

+ Nhiệt độ thích hơp để trồng hoa dâm bụt? Bạn cần Duy trì nhiệt độ trong khoảng 12 ~ 15°C giúp cho cây có thể sống qua mùa đông. Nếu nhiệt độ thấp hơn 5°C, lá sẽ vàng và rụng. Nếu nhiệt độ thấp hơi 0°C, cây sẽ bị tổn thương do lạnh.

4.3 Đất trồng hoa dâm bụt

Cây hoa dâm bụt có thể được trồng trong chậu kiểng hoặc trực tiếp ngoài đất vườn. Nếu trồng cây trong chậu cảnh thì nên lựa chọn giống cây lùn. Đất trồng là đất thịt tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt. Cũng có thể phối trộn đất trồng theo tỷ lệ sau: 5 phần đất vườn, 3 phần đất lá mục và 2 phần cát.

trồng hoa dâm bụt
Cây dâm bụt có thể được trồng trong chậu tạo dáng Bonsai hoặc trực tiếp ngoài vườn

5. Cách chăm sóc cây dâm bụt nở hoa quanh năm

Để cây bông bụp nở hoa quanh năm cũng không phải là quá khó. Bạn chỉ cần lưu ý một số đặc điểm sau đây khi chăm sóc cây tại nhà:

+ Tưới nước đúng cách:

Trong thời kỳ sinh trưởng, cần phải tưới đủ nước cho cây. Tuy nhiên cây râm bụt không chịu được ngập úng.

Vào mùa xuân và mùa thu, thông thường mỗi ngày tưới nước 1 lần. Vào mùa hè, mỗi ngày tưới nước 2 lần, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều.

Vào mùa mưa nên tìm cách đào rãnh thoát nước (đối với cây trồng trong sân vườn). Hoặc đổ nước úng trong chậu cảnh.

Vào mùa xuân và đầu mùa hè khí hậu hanh khô, nhiều gió và giữa mùa hè khí hậu nóng nực. Bạn cần phải tưới phun sương lá cây và phun xịt nước trên mặt đất. Để nâng cao độ ẩm không khí, phòng tránh hiện tượng lá non bị khô táp và hoa bị rụng sớm.

Vào mùa thu, thời tiết dần mát mẻ, cần giảm dần số lần tưới nước. Mùa đông nên hạn chế tưới nước, khoảng 7 ngày mới tưới 1 lần. Lượng nước tưới cũng không nên nhiều. Bạn chỉ cần giữ cho đất trồng đủ ẩm là được.

chăm sóc cây dâm bụt ra hoa quanh năm

+ Bón phân cho cây hoa râm bụt hợp lý

Cây dâm bụt ưa phân bón. Vào thời kỳ cây ra hoa, cứ cách khoảng 7 11 ngày nên bón 1 lần phân loãng ủ hoại. Sau mỗi lần bón phân, cần phải tưới nước xới đất ngay. Đến tháng 10, bắt đầu ngừng bón phân.

+ Cắt tỉa và tạo dáng

Để cho cây có dáng đẹp, ra nhiều hoa. Bạn dựa vào đặc tính của cây là có khả năng mọc cảnh và đám chơi mạnh. Và bạn nên tiến hành cắt tỉa, tạo dáng cho cây. Trước khi đưa cây ra ngoài nhà vào đầu mùa xuân.

Lưu ý: Mỗi cành chỉ chừa lại từ 2 ~ 3 chói ở phía dưới, con cắt toàn bộ phía trên. Việc cắt tỉa cành có thể kích thích cây mọc cảnh mới, cấy lớn nhanh hơn và dáng đẹp hơn.

+ Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâm bụt

Khí cáy không được chiếu sáng đầy đủ, đặt ở nơi không thoáng gió, cây thường mắc bệnh bổ hóng, bị rầy mềm và rệp vảy tấn công.

6. Phương pháp nhân giống cây hoa dâm bụt

Người ta thường nhãn giống cho cây dám bụt bằng phương pháp giám cành hoặc ghép cành.

Phương pháp giâm cành có thể tiến hành quanh năm chỉ trừ mùa đông. Giâm cành vào mùa có mưa phùn sẽ có tỷ lệ sống cao nhất.

Cách nhân giống hoa dâm bụt theo phương pháp giâm cành.

  • Bước 1: Bạn nên chọn cành bánh tẻ, hóa gỗ bán phần, chiều dài khoảng 10 cm. Cắt hết lá ở phần dưới, chi để lại lá ở trên ngọn. Vết cắt phải sắc ngọt và bằng.
  • Bước 2: Giâm cành vào trong cát và chú ý giữ cho không khí có độ ẩm cao, nhiệt độ khoảng 18 ~ 21°C.
  • Bước 3: Sau khi giám khoảng 20 ~ 25 ngày, thì cành có thể mọc rễ. Có thể sử dụng thuốc kích thích mọc rễ như indolebutynic acid (IBA) 0.3% ~ 0.4% để rút ngắn thời gian mọc rễ. Đợi đến khi rễ mọc dài từ 3 ~ 4 cm thì có thể đem trong vào trong chậu.
giâm cành hoa dâm bụt
Nhân giống cây hoa dâm bụt theo phương pháp giâm cành

+ Phương pháp ghép cành: thường được tiến hành vào mùa xuân hoặc mùa thu. Phương pháp này thường được sử dụng với những loài dám bụt mà việc giâm cành khó khăn hoặc rễ mọc chậm. Đặc biệt là những loại cây dâm bụt hoa kép mà tỷ lệ giám cành sống thấp.

7. Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để giúp cây dâm bụt sống an toàn qua mùa đông?

Cây dám bụt không chịu được lạnh, sương giá. Sau tiết sương giáng:
+ Thường bắt đầu vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 10 dương lịch.
+ Và trước tiết lập đông thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 11 dương lịch.
Bạn cần phải chuyển cây vào trong nhà để giữ ấm cho cây. Nhiệt độ không được thấp hơn 5°C, đề phòng cây bị tổn thương do lạnh. Nhiệt độ không được cao hơn 15°C.
Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự ngủ đông của cây. SẼ dẫn đến cây ra hoa kém vào năm tới. Thông thường phòng hướng nam. Có điều kiện giữ ấm tốt sẽ giúp cho cây sống an toàn qua mùa đông.
Khi trời lạnh, có thể trùm túi ni-lông để giữ ấm. Thời gian đầu mới đưa cây vào trong nhà. Hằng ngày vào buổi sáng cần phải mở cửa sổ cho thoáng gió.
Lưu ý đến độ ẩm của đất trồng, đồng thời hạn chế tưới nước, ngừng bón phân.

Trồng cây hoa dâm bụt trước nhà có tốt không?

Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy, hoa dâm bụt là biểu tượng của sự che chở từ đức Phật. Giúp mang lại cuộc sống an yên và hạnh phúc cho cho chủ. Tuy nhiên, khi trồng trước nhà bạn cần thường xuyên cắt tỉa để hạn chế chiều cao của cây nhé.

Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng & cách chăm sóc cây hoa dâm bụt. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website wikicaycanh.com thường xuyên để xem thêm cách trồng nhiều loại hoa đẹp tại nhà nhé.

5/5 - (1 bình chọn)