Trong bài viết này, Wiki Cây Cảnh xin chia sẻ cùng mọi người. Những nguyên nhân gây ra trình trạng cây cảnh rụng nụ, rụng hoa và rụng quả khi trồng. Cũng như cách để khắc phục trình trạng trên trong quá trình trồng và chăm sóc cây cảnh. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Dinh dưỡng không tốt
Đời sống của thực vật được chia làm hai giai đoạn là giai đoạn. Sinh trưởng (còn gọi là giai đoạn dinh dưỡng) và giai đoạn phát triển (còn gọi là giai đoạn sinh sản). Ranh giới của hai giai đoạn này là khi cây ra hoa.
Giai đoạn sinh trưởng là giai đoạn mà các cơ quan dinh dưỡng như rễ, lá, thân chiếm ưu thế. Và nhận thấy rõ nhất là cây lớn lên gia tăng về số lượng, kích thước.
Ở giai đoạn phát triển, cây hình thành các cơ quan và chức năng mới. Đó là cơ quan sinh sản như hoa, hạt, quả giúp cây duy trì nòi giống.
Khi giai đoạn sinh trưởng đạt đến tuổi sinh lý nhất định. Và cây được sử dụng các biện pháp tác động hợp lý như nhiệt độ, ánh sáng. Thì cây sẽ chuyển sang giai đoạn sinh sản, tức là mầm hoa tiến hành phân hóa đồng thời ra hoa, kết quả.
Khi cây cảnh ra hoa, đậu quả sẽ tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng chủ yếu được tích lũy trong thời kỳ sinh trưởng.
Đối với những loại cây cảnh ra hoa liên tục như: hoa nhài, hoa hồng, hoa ngâu, hoa lựu v.v… Trong khi các cơ quan dinh dưỡng tạo ra dưỡng chất, thì cây cũng ra hoa, đậu quả. Vì thế, nếu trong giai đoạn sinh trưởng, cây không được chiếu sáng đủ. Nhiệt độ không thích hợp, phân bón không đủ sẽ khiến cho dinh dưỡng của cây không được tốt. Từ đó không đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng khi cây ra hoa, đậu quả. Tức là sẽ dẫn đến hiện tượng cây bị rụng nụ, rụng hoa và rụng quả.
Chính vì thế, cần phải tăng cường công việc chăm sóc cho cây trong giai đoạn sinh trưởng. Giúp cho cây khỏe mạnh. Cần phải tiến hành cắt tỉa bớt những cành quá dày. Và cải thiện điều kiện chiếu sáng, thông gió. Cũng như việc cung cấp dưỡng chất cho cây. Nếu cây ra quá nhiều hoa và quả, thì cần phải kịp thời tỉa bớt nụ, hoa và quả, để đảm bảo việc cung cấp dinh dưỡng bình thường cho cây.
2. Độ ẩm của đất trồng không phù hợp
Điểm mấu chốt của tưới nước là tưới vừa phải. Tưới nhiều hay ít quá đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cảnh. Tưới quá nhiều thường làm cho đất bị nén chặt, không khí khó lưu thông gây ra thiếu oxy làm ức chế hô hấp của rễ.
Khi thiếu oxy, các loài vi khuẩn yếm khí hoạt động mạnh dễ làm cho bộ rễ bị thối. Nếu đất trồng quá ẩm ướt. Thì rễ không thể tiến hành hấp thụ dưỡng chất một cách bình thường. Dẫn đến cây không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng phát triển của cây.
Sự sinh trưởng của nụ hoa, sự phát triển của hoa và quả đều đòi hỏi cung cấp nước đầy đủ. Nếu đất trồng quá khô, cũng khiến cây cảnh rụng nụ, rụng hoa và có thể rụng cả quả.
3. Bón phân không hợp lý
Bón quá nhiều phân đạm sẽ khiến cho cây sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh nhiều, dễ bị đổ ngã. Phần lớn các chất dinh dưỡng sẽ bị các bộ phận dinh dưỡng tiêu thụ. Từ đó ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa. Khiến cho cây ra hoa muộn, thậm chí không ra hoa. Hoặc dẫn đến cây cảnh bị rụng nụ, hoa và quả.
Trước khi cây cảnh đã bước vào giai đoạn sinh sản, thì nên bón ít phân đạm, mà nên bón nhiều phân lân và phân kali. Nếu có điều kiện, thì có thể xịt hoặc bôi Gibberellin, dung dịch axit boric loãng lên nụ hoa, để giảm hoặc phòng tránh hiện tượng rụng nụ, hoa và quả.
4. Những yếu tố ngoại cảnh
Các loại cây cảnh vì có nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Nên cũng có những yêu cầu khác nhau đối với môi trường. Nếu trong thời kỳ cây ra hoa, đậu quả mà những điều kiện sinh thái không được đáp ứng, thì khiến cho cây cảnh bị rụng hoa, quả.
Vì thế, cần phải tìm hiểu tập tính sinh trưởng của các loài cây cảnh khác nhau, để có thể cung cấp cho chúng môi trường thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển.
Trên đây là 4 nguyên nhân chính làm cho cây cảnh bị rụng nụ, rụng hoa hoặc quả trong quá trình trồng. Nội dung bài viết được Wiki Cây Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách khắc phục trình trạng cây cảnh bị những bệnh ở trên nhé.