Cách xử lý cành cây Bonsai bị khô héo

Bệnh cành cây Bonsai héo chỉ là hiện tượng xuất hiện khi bạn chăm sóc chậu cây không tốt. Làm cho lá cây vàng và rụng. Lúc này cần được xử lí kịp thời để tránh cành bị khô.

cay-bonsai-bi-kho-heo-canh

Bài viết này, WIKICAYCANH.COM chia sẻ đến mọi người. Cách xử lí cành cây Bonsai bị héo và khô khi trồng tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Vì sao cành cây Bonsai bị héo và khô ?

Nguyên nhân gây bệnh khô héo cành ở cây Bonsai chủ yếu do:

  • Bộ rế của cây không phát triển, đất trong chậu ít, rế phân bố nhanh và lan khắp chậu.
  • Tưới nước nhiều, làm rửa trôi đất trong chậu, một lượng ít đất trong chậu nuôi bộ rế có số lượng lớn. Rễ đan xen lấy nhau, nước và phân rất khó xâm nhập vào được. Tưới nước và bón phân chỉ là tưới trên bể mặt đất.
  • Đồng thời nuớc từ mặt đất tràn ra gây thiếu nước, thiếu phân cây dần dần trở nên yếu.
  • Do ánh sáng và độ thoáng gió không tốt mà làm cho cành gẩy và yếu. Làm cho lá cây Bonsai bị vàng mà hình thành bệnh khô héo.

Dẫn đến làm cho cành bị khô mà chết cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cây.

cây bonsai bị héo vàng lá

2. Cách khắc phục trình trạng cây bonsai bị héo và khô cành

Trong quá trình chăm sóc cây Bonsai mỗi ngày. Khi phát hiện cành bị khô héo ta cần làm những việc sau đây:

cách khắc phục cây bonsai bị héo và khô cành

Bạn nên xới đất lên, quan sát và tim hiểu nguyên nhân. Nếu phát hiện rế trong đất nhiều, đất khô, thiếu nước, thiếu phân. Phải lập tức xới tơi đất và xới sâu xuống đất để nước và phân có thể ngấm vào trong đất và ngấm xuống đáy chậu.

Kết hợp với việc bón phân bên ngoài rế, bón phân bên mặt lá của cành bị khô héo. Đồng thời xối và phun nước nhiều lên thân cây . Để làm chậm sự phát triển của bệnh và giảm nhẹ biểu hiện của bệnh.

Khi một cành nào đó bị khô héo, lá vàng và rụng. Bạn cũng có thể cắt sạch lá trên toàn bộ cây. Cắt bỏ chồi, đồng thời xới tơi đất, tuới nước cho ngấm. Bón phân loãng để làm cho cành bị bệnh nảy mầm, có thể giải quyết được bệnh khô héo cành.

3. Phương pháp phòng bệnh

Vào thời kỳ mầm ngủ, phải tiến hành lật chậu ngay lập tức. Cắt bỏ rễ già, hư để ngắn bộ rế, rū bỏ đất củ và thay đất mới (giúp cải thiện hàm lượng dinh dưỡng cho đât trong chậu Bonsai).

phòng bệnh héo lá và khô cành bonsai

Sau khi sang chậu lại tiến hành cắt tia cành để năm sau rể mới phát triển và mọc mầm trên cành. Như vậy có thể xoay chuyển biểu hiện của bệnh khô héo cành.

Để tránh phát sinh bệnh khô héo cành. Trung bình từ 1 – 3 năm tuỳ từng chậu cây phải tiến hành lật chậu (thay đất / thay châu). Bạn tiến hành cắt rể, thay đất để đảm bảo quá trình sinh truởng bình thuờng của cây.

Trên đây là cách phòng và chữa trị bệnh héo và khô cành trên cây Bonsai tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICAYCANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc chậu Bonsai tại nhà thật tốt nhé.

5/5 - (1 bình chọn)